Đại số 7 - Chương 1 - Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai.

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 82 trang 41 sgk toán 7 - tập 1. Theo mẫu: Vì \(2^2= 4\) nên \(\sqrt4 = 2\), hãy hoàn thành bài tập sau:

    a) \(5^2 ….\) nên \(.... = 5\);

    b) Vì \(...= 49\) nên \(... = 7\);

    c) Vì \(1...= 1\) nên \(\sqrt1 = ...\);

    d) Vì \({\left( {{2 \over 3}} \right)^2}...\) nên\( ... = ...\)

    Giải

    a) Vì \(5^2= 25\) nên \(\sqrt{25} = 5\)

    b) Vì \(7^2= 49\) nên \(\sqrt{49} = 7\)

    c) Vì \(1^2= 1\) nên \(\sqrt1 = 1\)

    d) Vì \({\left( {{2 \over 3}} \right)^2} = {4 \over 9}\) = nên \(\sqrt {{4 \over 9}} = {2 \over 3}\)





    Bài 83 trang 41 sgk toán 7 - tập 1. Ta có \(\sqrt{25}=5; -\sqrt{25}=-5; \sqrt{(-5)^{2}}=\sqrt{25}=5.\)

    Theo mẫu trên, hãy tính:

    a) \(\sqrt{36}\);

    b) \(-\sqrt{16}\);

    c) \(\sqrt{\frac{9}{25}};\)

    d) \(\sqrt{3^{2}};\)

    e) \(\sqrt{(-3)^{2}}.\)

    Giải:

    a) \(\sqrt{36}=6\);

    b) \(-\sqrt{16}=-4\);

    c) \(\sqrt{\frac{9}{25}}=\frac{3}{5}\);

    d) \(\sqrt{3^{2}}=3\);

    e) \(\sqrt{(-3)^{2}}=\sqrt{9}=3.\)





    Bài 84 trang 41 sgk toán 7 - tập 1. Nếu \(\sqrt{x}=2\) thì \(x^{2}\) bằng:

    A) 2;

    B) 4;

    C) 8;

    D) 16.

    Hãy chọn câu trả lời đúng.

    Hướng dẫn giải:

    Ta có: \(\sqrt{x}=2\Rightarrow x=2^{2}=4\)

    Do đó \(x^{2}=4^{2}=16.\)

    Vậy chọn D) \(16\).





    Bài 85 trang 42 sgk toán 7 - tập 1. Điền số thích hợp vào ô trống

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:

    Định nghĩa: Căn bậc hai của một số a không âm là số \(x\) sao cho \({x^2} = a\)

    Các số được điền vào là các số có khoanh tròn trong bảng dưới đây:

    [​IMG]






    Bài 86 trang 42 sgk toán 7 - tập 1. Sử dụng máy tính bỏ túi.

    Nút dấu căn bậc hai:
    [​IMG]

    [​IMG]

    Dùng máy tính bỏ túi để tính:

    \(\sqrt{3783025};\sqrt{1125,45}; \sqrt{\frac{0,3+1,2}{0,7}};\frac{\sqrt{6,4}}{1,2}.\)

    Hướng dẫn giải:

    [​IMG]

    Chú ý: Trong các kết quả trên, hai kết quả đầu là căn bậc hai đúng, hai kết quả cuối là căn bậc hai gần đúng chính xác đến 6 chữ số thập phân (được làm tròn đến chữ số thập phân thứ sáu)