Đại số 7 - Chương 2 - Hàm số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 24 trang 63 sách giáo khoa toán 7 tập 1. Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau:

    [​IMG]

    Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?

    Hướng dẫn giải:

    Vì mỗi giá trị của x ta xác định được chỉ một giá trị của y tương ứng nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x





    Bài 25 trang 64 sách giáo khoa toán 7 tập 1. Cho hàm số y = f(x) = 3x2 + 1. Tính: f(\( \frac{1}{2}\)), f(1); f(3).

    Hướng dẫn giải:

    Ta có y = f(x) = 3x2 + 1. Do đó

    f(\( \frac{1}{2}\)) = 3.\( (\frac{1}{2})^{2}\) + 1 = \( \frac{3}{4}\) + 1 = \( \frac{7}{4}\)

    f(1) = 3.12 + 1 = 3.1 + 1 = 3 + 1 = 4

    f(3) = 3.32 + 1 = 3.9 + 1 = 27 + 1 = 28.






    Bài 26 trang 64 sách giáo khoa toán 7 tập 1. Cho hàm số y = 5x - 1. Lập bảng các giá trị tương ứng của y khi x = -5; -4; -3; -2; 0; \( \frac{1}{5}\)

    Hướng dẫn giải:

    Ta có y = 5x - 1

    Khi x = -5 thì y = 5.(-5) - 1 = -26

    Khi x = -4 thì y = 5.(-4) - 1 = -21

    Khi x = -3 thì y = 5.(-3) - 1 = -16

    Khi x = -2 thì y = 5.(-2) - 1 = -11

    Khi x = 0 thì y = 5.0 - 1 = -1

    Khi x = \( \frac{1}{5}\) thì y = 5.\( \frac{1}{5}\) - 1 = 0





    Bài 27 trang 64 sgk toán 7 tập 1. Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá tương ứng của chúng là:

    [​IMG]


    Hướng dẫn làm bài:


    a) Vì với mọi giá trị của x ta xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y, nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x.

    b) Đại lượng y là hàm số của đại lượng x.





    Bài 28 trang 64 sgk toán 7 tập 1. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = {{12} \over x}\)

    a) Tính f(5); f(-3).

    b) Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số vào bảng sau:

    [​IMG]

    Hướng dẫn làm bài:

    Ta có: \(y = f\left( x \right) = {{12} \over x}\)

    a) \(f\left( 5 \right) = {{12} \over 5} = 2,4\)

    \( f\left( { - 3} \right) = {{12} \over { - 3}} = - 4\)

    b) Lần lượt thay bởi vào công thức ta được các giá trị tương ứng y là: .

    Ta được bảng sau:

    [​IMG]






    Bài 29 trang 64 sgk toán 7 tập 1. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^2} - 2\) . Hãy tính: f(2); f(1); f(0); f(-1); f(-2)

    Hướng dẫn làm bài:

    Ta có: \(y = f\left( x \right) = {x^2} - 2\)

    Thay f(2); f(1); f(0); f(-1); f(-2) vào hàm số:

    \(f\left( 2 \right) = {2^2} - 2 = 4 - 2 = 2\)

    \(f\left( 1 \right) = {1^2} - 2 = 1 - 2 = -1\)

    \(f\left( 0 \right) = {0^2} - 2 = - 2\)

    \(f\left( { - 1} \right) = {\left( { - 1} \right)^2} - 2 = 1 - 2 = - 1\)

    \(f\left( { - 2} \right) = {\left( { - 2} \right)^2} - 2 = 4 - 2 = 2\)






    Cho hàm số $y = f(x) = 1 – 8x$. Khẳng định nào sau đây là đúng:

    a) f(-1) = 9?

    b) \(f\left( {{1 \over 2}} \right) = - 3?\)

    c)f(3) = 25

    Hướng dẫn làm bài:

    Hàm số $y = f(x) = 1 – 8x$

    a) f(-1) = 1 - 8.(-1) = 1 + 8 => Khẳng định f(-1) = 9 đúng

    b) \(f\left( {{1 \over 2}} \right) = 1 - 8.{1 \over 2} = 1 - 4 = - 3\)

    => Khẳng định \(f\left( {{1 \over 2}} \right) = - 3\) đúng

    c) f(3) = 1 - 8. 3 = 1 - 24 = -23 => Khẳng định f(3) = 25 sai






    Bài 31 trang 65 sgk toán 7 tập 1. Cho hàm số \(y = {2 \over 3}x\). Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

    [​IMG]

    Hướng dẫn làm bài:

    Từ hàm số đã cho, lần lượt thay các giá trị x, y đã cho trong bảng vào hàm sôs trên để tìm các giá trị còn lại. Ta được bảng sau:

    [​IMG]