Đại số 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 - Luyện tập

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Phương pháp
    Với những phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 thông qua các phép biến đổi đại số thông thường, thí dụ: \(2x - 4 = x + 3 \Leftrightarrow 2x - x = 3 + 4 \Leftrightarrow x = 7\) phương pháp giải được minh hoạ bởi các thí dụ sau:

    Ví dụ 1: Giải phương trình: 4(x - 1) – (x + 2) = -x

    Giải

    Biến đổi phương trình về dạng:

    4x – 4 – x – 2 = – x

    \( \Leftrightarrow 4x - x + x = 2 + 4\)

    \( \Leftrightarrow 3x = 6 \Leftrightarrow x = 2\)

    Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 2

    Ví dụ 2: Giải phương trình: \(\frac{{5x + 2}}{6} - x = 1 - \frac{{x + 2}}{3}\)

    Giải

    Biến đổi phương trình về dạng:

    \(\frac{{5x + 2 - 6x}}{6} = \frac{{6 - 2(x + 2)}}{6}\)

    \( \Leftrightarrow 2 - x = 6 - 2x - 4\)

    \( \Leftrightarrow - x + 2x = 6 - 4 - 2\)

    \( \Leftrightarrow x = 0\)

    Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 0

    Ví dụ 3: Giải phương trình: \(\frac{{5x - 1}}{{10}} + \frac{{2x + 3}}{6} = \frac{{x - 8}}{{15}} - \frac{x}{{30}}\)

    Giải

    Phương trình tương đương với:

    3(5x -1) + 5(2x + 3) = 2(x - 8) – x

    \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 15x - 3 + 10x + 15 = 2x - 16 - x\\ \Leftrightarrow 15x + 10x - 2x + x = - 16 + 3 - 15\end{array}\)

    \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 24x = - 28\\ \Leftrightarrow x = - \frac{{28}}{{24}} = - \frac{7}{6}\end{array}\)

    Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = - \frac{7}{6}\)


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Giải phương trình:

    \(\frac{{x - 2}}{3} + \frac{{x - 2}}{4} = \frac{{x - 2}}{5} + \frac{{x - 2}}{6}\)

    Giải

    Biến đổi phương trình về dạng

    \(\frac{{x - 2}}{3} + \frac{{x - 2}}{4} - \frac{{x - 2}}{5} - \frac{{x - 2}}{6}\)

    \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow (x - 2)\left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{4} - \frac{1}{5} - \frac{1}{6}} \right) = 0\\ \Leftrightarrow x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow x = 2\end{array}\)

    Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 3.

    Bài 2: Giải phương trình:

    a. \(2x - \frac{1}{2} = \frac{{2x + 1}}{4} - \frac{{1 - 2x}}{8}\)

    b. \(\frac{{x + 4}}{3} - 2x + 1 = \frac{x}{2} - \frac{{x + 2}}{3}\)

    Giải

    a. Bằng cách quy đồng mẫu số theo vế ta biến đổi phương trình:

    \(\begin{array}{l}\frac{1}{2}(4x - 1) = \frac{1}{8}(6x + 1)\\ \Leftrightarrow 4(4x - 1) = 6x + 1\\ \Leftrightarrow 10x = 5\\ \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\end{array}\)

    Vậy phương trình có nghiệm \(x = \frac{1}{2}\)

    b. Bằng cách quy đồng mẫu số theo vế ta biến đổi phương trình:

    \(\begin{array}{l}\frac{1}{3}( - 5x + 7) = \frac{1}{6}(x - 4)\\ \Leftrightarrow - 10x + 14 = x - 4\\ \Leftrightarrow 11x = 18\\ \Leftrightarrow x = \frac{{18}}{{11}}\end{array}\)

    Vậy phương trình có nghiệm \(x = \frac{{18}}{{11}}\)

    Bài 3: Giải phương trình: \((3x - 4)(2x + 1) - (6x + 5)(x - 3) = 3\)

    Giải

    Để tránh phải ghi lại nhiều lần, ta đi biến đổi riêng VT:

    \(VT = 6{x^2} + 3x - 8x - 4 - 6{x^2} + 18x - 5x + 15 = 8x + 11\)

    Khi đó, phương trình (1) có dạng: 8x + 11 = 3 \( \Leftrightarrow \) 8x = - 8 \( \Leftrightarrow \) x = -1

    Vậy phương trình có nghiệm x = -1.