Đại số 9 - Chương 2 - Bài 4. Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 20 trang 54 sgk Toán 9 tập 1. Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong số các đường thẳng sau:

    a) y = 1,5x + 2; b) y = x + 2;

    c) y = 0,5x - 3; d) y = x - 3;

    e) y = 1,5x - 1; g) y = 0,5x + 3.

    Giải:

    Các cặp đường thẳng cắt nhau là:

    \(y = 1,5x + 2\) và \(y = x + 2\)

    \(y = x + 2\) và \(y = 0,5x - 3\)

    \(y = 1,5x + 2\) và \(y = 0,5x + 3\)

    Các cặp đường thẳng song song là:

    \(y = 1,5x + 2\) và \(y = 1,5x - 1\)

    \(y = x + 2\) và \(y = x - 3\)

    \(y = 0,5x - 3\) và \(y = 0,5x + 3\)




    Bài 21 trang 54 sgk Toán 9 tập 1. Cho hàm số bậc nhất \(y = mx + 3\) và \(y = (2m + 1)x - 5\). Tìm giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là:

    a) Hai đường thẳng song song với nhau;

    b) Hai đường thẳng cắt nhau.

    Giải:

    a) Để hai đường thẳng song song thì:

    \(\left\{\begin{matrix} m=2m+1\\ 3\neq -5\,\,(luôn \,\,đúng) \end{matrix}\right.\)

    \(\Rightarrow m=-1\)

    b) Để hai đường thẳng cắt nhau thì:

    \(m\neq 2m+1\Leftrightarrow m\neq -1\)



    Bài 22 trang 55 sgk Toán 9 tập 1. Cho hàm số \(y = ax + 3\). Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau:

    a) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng \(y = -2x\).

    b) Khi x = 2 thì hàm số có giá trị y = 7.

    Giải:

    a) Để hai hàm số \(y = ax + 3\) và \(y = -2x\) song song với nhau thì hệ số đứng trước x phải bằng nhau.

    Tức là: \(a = -2\)

    b) Với \(x = 2\), \(y = 7\) thì hàm số trở thành:

    \(7=2a+3\Rightarrow a=2\)




    Bài 23 trang 55 sgk Toán 9 tập 1. Cho hàm số \(y = 2x + b\). Hãy xác định hệ số b trong mỗi trường hợp sau:

    a) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3;

    b) Đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(1; 5).

    Giải

    a) Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(-3\) có nghĩa là \(x=0;y=-3\)

    \(\Leftrightarrow -3=0.2+b\Rightarrow b=-3\)

    b) Đồ thị hàm số đi qua điểm \(A(1; 5)\) có nghĩa là tọa độ A thỏa mãn phương trình hàm số

    \(\Leftrightarrow 5=2.1+b\Rightarrow b=3\)



    Bài 24 trang 55 sgk Toán 9 tập 1. Cho hai hàm số bậc nhất \(y = 2x + 3k\) và \(y = (2m + 1)x + 2k - 3\).

    Tìm điều kiện đối với \(m\) và \(k\) để đồ thị của hai hàm số là:

    a) Hai đường thẳng cắt nhau;

    b) Hai đường thẳng song song với nhau;

    c) Hai đường thằng trùng nhau.

    Giải:

    Hàm số đã cho là hàm bậc nhất nên \(2m+1\ne 0\Leftrightarrow m\ne -{1\over 2}\)

    a)Hai đường thẳng cắt nhau:

    \(\Leftrightarrow 2\neq 2m+1\)

    \(\Leftrightarrow m\neq \frac{1}{2}\)

    Kết hợp điều kiện hàm bậc nhất \(m \ne \pm {1 \over 2}\)

    b) Hai đường thẳng song song:

    \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2=2m+1\\ 3k\neq 2k-3 \end{matrix}\right.\)

    \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m=\frac{1}{2}\\ k\neq -3 \end{matrix}\right.\)

    c) Hai đường thẳng trùng nhau:

    \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2=2m+1\\ 3k= 2k-3 \end{matrix}\right.\)

    \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m=\frac{1}{2}\\ k= -3 \end{matrix}\right.\)




    Bài 25 trang 55 sgk Toán 9 tập 1.

    a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:

    \(y = {2 \over 3}x + 2\); \(y = - {3 \over 2}x + 2\)

    b) Một đường thẳng song song với trục hoành Ox, cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng 1, cắt các đường thẳng \(y = {2 \over 3}x + 2\) và \(y = - {3 \over 2}x + 2\) theo thứ tự tại hai điểm M và N. Tìm tọa độ của hai điểm M và N.

    Giải:

    a) Đồ thị được vẽ như hình dưới

    [​IMG]

    b)

    Vì M thuộc đồ thị \(y=1\) và \(y = \frac{2}{3}x + 2\)

    \(\Rightarrow \frac{2}{3}x_M+2=1\Rightarrow x_M=\frac{-3}{2}\)

    \(\Rightarrow M\left ( -\frac{3}{2};1 \right )\)

    Vì N thuộc đồ thị \(y=1\) và \(y = - \frac{3}{2}x + 2\)

    \(\Rightarrow -\frac{3}{2}x_N+2=1\Rightarrow x_N=\frac{2}{3}\)

    \(\Rightarrow N\left ( \frac{2}{3};1 \right )\)

    Ta có đồ thị:

    [​IMG]




    Bài 26 trang 55 sgk Toán 9 tập 1. Cho hàm số bậc nhất \(y = ax - 4\) (1). Hãy xác định hệ số \(a\) trong mỗi trường hợp sau:

    a) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng \(y = 2x - 1\) tại điểm có hoành độ bằng \(2\).

    b) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng \(y = -3x + 2\) tại điểm có tung độ bằng \(5\).

    Giải:

    a) Giả sử hai hàm số cắt nhau tại \(A(x_A;y_A)\), hoành độ giao điểm là \(x_A=2\), \(A\) là giao điểm nên tọa độ \(A\) thỏa mãn phương trình hàm số \(y = 2x - 1\) do đó ta có:

    \(y_A =2.2-1=3\Rightarrow A(2;3)\)

    Thay tọa độ điểm \(A\) vào phương trình (1) ta được:

    \(3=a.2-4\Rightarrow a=\frac{7}{2}\)

    b) Giả sử hai hàm số cắt nhau tại \(B(x_B;y_B)\), tung độ điểm cắt phương trình (1) là \(y_B=5\), \(B\) là giao điểm nên tọa độ của \(B\) thỏa mãn phương trình hàm số \(y = -3x + 2\) do đó ta có:

    \(5=-3.x_B+2\Rightarrow x_B=-1\Rightarrow B(-1;5)\)

    Thay tọa độ điểm \(B\) vào phương trình (1):

    \(5=-1.a-4\Rightarrow a=-9\)