Đại số và Giải tích 11 Bài 4: Vi phân

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Định nghĩa
    Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định trên (a;b) và có đạo hàm tại \(x \in (a;b).\)

    Giả sử \(\Delta x\) là số gia của x sao cho \(x + \Delta x \in (a;b).\)

    Vi phân của hàm số \(y=f(x)\) tại x là \(dy = df(x) = f'(x)dx.\)

    2. Ứng dụng vào phép tính gần đúng
    \(f({x_0} + \Delta x) \approx f({x_0}) + f'({x_0})\Delta x.\)

    3. Các dạng toán
    a) Dạng 1: Tìm vi phân của hàm số y=f(x)
    Phương pháp:

    • Tính đạo hàm f'(x).
    • Vi phân của hàm số y=f(x) tại x là \(df(x) = f'(x)dx.\)
    • Vi phân của hàm số y=f(x) tại \(x_0\) là \(df(x_0) = f'(x_0)dx.\)
    b) Dạng 2: Tìm giá trị gần đúng của một biểu thức
    Phương pháp:

    • Lập hàm số \(y=f(x)\) và chọn \(x_0, \Delta x\) một cách thích hợp.
    • Tính đạo hàm \(f'(x), f'(x_0)\) và \(f(x_0).\)
    • Giá trị gần đúng của biểu thức \(P = f({x_0} + \Delta x) \approx f({x_0}) + f'({x_0})\Delta x.\)

    Bài tập minh họa
    Ví dụ 1:
    Tìm vi phân của các hàm số sau:

    a) \(f(x) = \sin x - x\cos x\).

    b) \(f(x) = \frac{1}{{{x^3}}}\).

    c) \(f(x) = x{\mathop{\rm cosx}\nolimits}\) tại \(x=\frac{\pi}{2}.\)

    Hướng dẫn giải:
    a) \(f'(x) = cosx - (cosx - xsinx) = xsinx\) nên \(df(x) = x\sin xdx.\)

    b) \(f'(x) = - \frac{3}{{{x^4}}}\) nên \(df(x) = - \frac{3}{{{x^4}}}dx.\)

    c) \(f'(x) = cosx - x\sin x \Rightarrow f'\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = - \frac{\pi }{2}\) nên \(df\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = - \frac{\pi }{2}dx.\)

    Ví dụ 2:
    Tính gần đúng các giá trị sau:

    a) \(\sqrt {4,01}\).

    b) \(\sin {29^0}\).

    Hướng dẫn giải:
    a) Đặt \(f(x) = \sqrt x .\)

    Chọn \(x_0=4\) và \(\Delta x=0,01\) thì \(4,01=4+0,01=x_0+\Delta x.\)

    \(f'(x)=\frac{1}{2 \sqrt x}\Rightarrow f'(4)=\frac{1}{2 \sqrt 4}=\frac{1}{4}.\)

    \(f(4)=2.\)

    Vậy: \(\sqrt {4,01} = f(4 + 0,01) \approx f(4) + f'(4).0,01 = 2,0025.\)

    b) Đặt \(f(x)=sin x,\) chọn \(x_0=30^0\) và \(\Delta x=-1^0=-\frac{-\pi}{180}.\)

    Ta có: \(29^0=30^0-1^0=x_0+\Delta x.\)

    \(f'(x)=cos x,f'(30^0)=cos (30^0)=\frac{\sqrt 3}{2};f(30^0)=sin 30^0=\frac{1}{2}.\)

    Vậy: \(sin 29^0 = f(30^0-1^0) \approx f(30^0)+f'(30^0).\left (- \frac{\pi}{180} \right )\approx 0,4849.\)