Đại số và Giải tích 11 cơ bản - Chương 1 - Ôn tập chương I. Lượng giác

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 trang 40 SGK Đại số và giải tích 11.

    a) Hàm số \(y = cos3x\) có phải là hàm số chẵn không? Tại sao?

    b) Hàm số \(y = \tan \left( {x + {\pi \over 5}} \right)\) có phải là hàm số lẻ không? Tại sao?

    Giải

    a) Ta có:

    +) Hàm số \(y = cos 3x\) có tập xác định là \(D = \mathbb{R}\)

    +) \(\forall x \in D \Rightarrow - x \in D\)

    +) \(f(-x) = cos 3(-x) = cos (-3x) = cos(3x) = f(x)\)

    Vậy hàm số \(y = cos 3x\) là hàm số chẵn

    b)

    Ta có:

    Hàm số \(y = \tan \left( {x + {\pi \over 5}} \right)\) không là hàm số lẻ vì:

    +) \(y = f(x)=\tan \left( {x + {\pi \over 5}} \right)\) có tập xác định là \(D = R\backslash \left\{ {{{3\pi } \over {10}} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

    \(f( - x) = \tan \left( { - x + {\pi \over 5}} \right) \ne - \tan \left( {x + {\pi \over 5}} \right) = - f(x)\)

    \(\forall x \in D\)

    Nên \(x = {{ - 3\pi } \over {10}}\) không là hàm số lẻ.




    Câu 2 trang 40 SGK Đại số và giải tích 11. Căn cứ vào đồ thị hàm số \(y = sin x\), tìm các giá trị của \(x\) trên đoạn \(\left[ {{{ - 3\pi } \over 2},2\pi } \right]\) để hàm số đó:

    a) Nhận giá trị bằng \(-1\)

    b) Nhận giá trị âm

    Trả lời:

    Đồ thị hàm số \(y = sin x\) trên đoạn \([-2π, 2π]\)

    [​IMG]

    Dựa vào đồ thị hàm số \(y = sinx\)

    a) Những giá trị của \(x ∈\) \(\left[ {{{ - 3\pi } \over 2},2\pi } \right]\) để hàm số \(y = sin x\) nhận giá trị bằng \(-1\) là:

    \(x = {{ - \pi } \over 2};x = {{3\pi } \over 2}\)

    b) Những giá trị của \(x ∈ \)\(\left[ {{{ - 3\pi } \over 2},2\pi } \right]\) để hàm số \(y = sin x\) nhận giá trị âm là:

    \(x ∈ (-π, 0) ∪ (π, 2 π)\)




    Câu 3 trang 41 SGK Đại số và Giải tích 11.Tìm giá trị lớn nhất của các hàm số sau:

    a) \(y = \sqrt {2(1 + \cos x)} + 1\)

    b) \(y = 3\sin (x - {\pi \over 6}) - 2\)

    Giải

    a) Ta có:

    \(\eqalign{
    & - 1 \le \cos x \le 1,\forall x \in \mathbb{R} \cr
    & \Leftrightarrow 0 \le 1 + \cos x \le 2 \Leftrightarrow 0 \le 2(1 + \cos x) \le 4 \cr
    & \Leftrightarrow 1 \le \sqrt {2(1 + \cos x} + 1 \le 3 \cr} \)

    Vậy \(y ≤ 3, ∀ x ∈ \mathbb{R}\)

    Dấu “ = “ xảy ra \(⇔ cos x = 1 ⇔ x = k2π (k ∈ \mathbb{Z})\)

    Vậy \(y_{max}= 3\) khi \(x = k2π\)

    b) Ta có:

    Với mọi \(x ∈ \mathbb{R}\), ta có:

    \(\eqalign{
    & \sin (x - {\pi \over 6}) \le 1 \cr
    & \Leftrightarrow 3\sin (x - {\pi \over 6}) \le 3 \Leftrightarrow 3\sin (x - {\pi \over 6}) - 2 \le 1 \cr
    & \Leftrightarrow y \le 1 \cr} \)

    Vậy \(y_{max} = 1\) khi \(\sin (x - {\pi \over 6}) = 1 \Leftrightarrow x = {{2\pi } \over 3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\).




    Câu 4 trang 41 SGK Đại số và giải tích 11. Giải các phương trình:

    a) \(\sin (x + 1) = {2 \over 3}\)

    b) \({\sin ^2}2x = {1 \over 2}\)

    c) \({\cot ^2}{x \over 2} = {1 \over 3}\)

    d) \(\tan ({\pi \over {12}} + 12x) = - \sqrt 3 \)

    Giải

    a) Ta có:

    \(\eqalign{
    & \sin (x + 1) = {2 \over 3} \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x + 1 = \arcsin {2 \over 3} + k2\pi \hfill \cr
    x + 1 = \pi - \arcsin {2 \over 3} + k2\pi \hfill \cr} \right. \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = - 1 + \arcsin {2 \over 3} + k2\pi \hfill \cr
    x = - 1 + \pi - \arcsin {2 \over 3} + k2\pi \hfill \cr} \right.;k \in \mathbb{Z} \cr} \)

    b) Ta có:

    \(\eqalign{
    & {\sin ^2}2x = {1 \over 2} \Leftrightarrow {{1 - \cos 4x} \over 2} = {1 \over 2} \cr
    & \Leftrightarrow \cos 4x = 0 \Leftrightarrow 4x = {\pi \over 2} + k\pi \cr
    & \Leftrightarrow x = {\pi \over 8} + k{\pi \over 4},k \in \mathbb{Z} \cr} \)

    c) Ta có:

    \(\eqalign{
    & {\cot ^2}{x \over 2} = {1 \over 3} \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \cot {x \over 2} = {{\sqrt 3 } \over 3}(1) \hfill \cr
    \cot {x \over 2} = - {{\sqrt 3 } \over 3}(2) \hfill \cr} \right. \cr
    & (1) \Leftrightarrow \cot {x \over 2} = \cot {\pi \over 3} \Leftrightarrow {x \over 2} = {\pi \over 3} + k\pi \cr
    & \Leftrightarrow x = {{2\pi } \over 3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z} \cr
    & (2) \Leftrightarrow \cot {x \over 2} = \cot ( - {\pi \over 3}) \Leftrightarrow {x \over 2} = - {\pi \over 3} + k\pi \cr
    & \Leftrightarrow x = - {{2\pi } \over 3} + k2\pi ;k \in \mathbb{Z} \cr} \)

    d) Ta có:

    \( \tan ({\pi \over {12}} + 12x) = - \sqrt 3\)

    \(\Leftrightarrow \tan ({\pi \over {12}} + 12x ) = \tan ({{ - \pi } \over 3})\)
    \(\Leftrightarrow {\pi \over {12}} + 12x = {{ - \pi } \over 3} + k\pi\)

    \(\Leftrightarrow x = - {{5\pi } \over {144}} + k{\pi \over {12}},k \in \mathbb{Z} \)

    Vậy nghiệm của phương trình đã cho là: \(x = {{ - 5\pi } \over {144}} + {{k\pi } \over {12}},k \in \mathbb{Z}\)




    Câu 5 trang 41 SGK Đại số và giải tích 11. Giải các phương trình sau:

    a) \(2cos^2x – 3cosx + 1 = 0\)

    b) \(25sin^2x + 15sin2x + 9 cos^2x = 25\)

    c) \(2 sin x + cosx = 1\)

    d) \(sinx + 1,5 cotx = 0\)

    Giải

    a) \(2cos^2x – 3cosx + 1 = 0\)

    Đặt \(t = cosx\) với điều kiện \(-1 ≤ x ≤ 1\), ta được phương trình bậc hai theo \(t\):

    \(2{t^2} - 3t + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    t = 1 \hfill \cr
    t = {1 \over 2} \hfill \cr} \right.\)

    Với \(t = 1\), ta có:

    \(cos x = 1 ⇔ x = k2π, k ∈ \mathbb{Z}\)

    Với \(t = {1 \over 2}\) ta có:

    \(\eqalign{
    & \cos x = {1 \over 2} = \cos {\pi \over 3} \cr
    & \Leftrightarrow x = \pm {\pi \over 3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\cr} \)

    Vậy phương trình đã cho có nghiệm là: \(x = k2\pi ,x = \pm {\pi \over 3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

    b) Ta có:

    \(25sin^2x + 15sin2x + 9 cos^2x = 25\)

    \(⇔ 25(1-cos^2x) + 30sinxcosx + 9cos^2x= 25\)

    \(⇔ -25 cos^2x + 30sinxcosx + 9cos^2x = 0\)

    \(⇔ -16cos^2x + 30sinxcosx = 0\)

    \(\eqalign{
    & \Leftrightarrow - 2\cos x(8\cos x - 15\sin x) = 0 \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \cos x = 0 \hfill \cr
    8\cos x - 15\sin x = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \cos x = 0 \hfill \cr
    \tan x = {8 \over {15}} \hfill \cr} \right. \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = {\pi \over 2} + k\pi \hfill \cr
    x = \arctan {8 \over {15}} + k\pi \hfill \cr} \right.,k \in \mathbb{Z} \cr} \)

    c) Chia cả hai vế của phương trình cho \(\sqrt {{a^2} + {b^2}} = \sqrt {4 + 1} = \sqrt 5 \) , ta được:

    \({2 \over {\sqrt 5 }}\sin x + {1 \over {\sqrt 5 }}\cos x = {1 \over {\sqrt 5 }}\)(*)

    Vì \({({2 \over {\sqrt 5 }})^2} + {({1 \over {\sqrt 5 }})^2} = 1\) nên tồn tại một góc \(α\) thỏa mãn:

    \(\left\{ \matrix{
    \sin \alpha = {2 \over {\sqrt 5 }} \hfill \cr
    \cos \alpha = {1 \over {\sqrt 5 }} \hfill \cr} \right.\)

    Khi đó, phương trình (*) trở thành:

    \(\eqalign{
    & \sin \alpha {\mathop{\rm sinx}\nolimits} + \cos \alpha \cos x = \cos \alpha\cr
    & \Leftrightarrow \cos (x - \alpha ) = \cos \alpha \cr
    & \Leftrightarrow x - \alpha = \pm \alpha + k2\pi \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = 2\alpha + k2\pi \hfill \cr
    x = k2\pi \hfill \cr} \right.;k \in \mathbb{Z}\cr} \)

    d) Điều kiện \(sin x ≠ 0 ⇔ x ≠ kπ, k ∈ \mathbb{Z}\).

    Phương trình đã cho biến đổi:

    \(\eqalign{
    & \sin x + {3 \over 2}.{{\cos x} \over {\sin x}}=0 \Leftrightarrow 2{\sin ^2}x + 3\cos x = 0 \cr
    & \Leftrightarrow 2(1 - {\cos ^2}x) + 3\cos x = 0 \cr
    & \Leftrightarrow 2{\cos ^2}x - 3\cos x - 2 = 0 \cr} \)

    (*)

    Đặt \(t = cosx\) với điều kiện \(-1 < t < 1\)

    Khi đó, phương trình (*) trở thành:

    \(2{t^2} - 3t - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    t = 2 \hfill\text{(loại)} \cr
    t = {{ - 1} \over 2} \hfill \cr} \right.\)

    Với \(t = {{ - 1} \over 2}\)

    \(\eqalign{
    & t = {{ - 1} \over 2} \Rightarrow \cos x = {{ - 1} \over 2} = \cos {{2\pi } \over 3} \cr
    & \Leftrightarrow x = \pm {{2\pi } \over 3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z} \cr} \)




    Câu 6 trang 41 SGK Đại số và giải tích 11. Phương trình \(cosx = sin x\) có số nghiệm thuộc đoạn \([-π, π]\)

    (A). \(2\)
    (B). \(4\)
    (C). \(5\)
    (D). \(6\)

    Giải

    Ta có:

    \(\eqalign{
    & \cos x = \sin x \Leftrightarrow \tan x = 1 \cr
    & \Leftrightarrow x = {\pi \over 4} + k\pi ,k \in \mathbb{Z} \cr} \)

    Vì \(x ∈ [-π, π]\) nên:

    \(\eqalign{
    & - \pi \le {\pi \over 4} + k\pi \le \pi \Leftrightarrow - 1 \le {1 \over 4} + k \le 1 \cr
    & \Leftrightarrow - {5 \over 4} \le k \le {3 \over 4} \cr} \)

    Ta có: \(k ∈ \mathbb{Z}\) nên \(k ∈ \left\{ { - 1;0} \right\}\).

    Suy ra phương trình đã cho có hai nghiệm thuộc \([-π, π]\)

    Vậy chọn A




    Bài 7. Phương trình \({{\cos 4x} \over {\cos 2x}} = \tan 2x\) có số nghiệm thuộc khoảng \((0,{\pi \over 2})\) là:

    A. \(2\)
    B. \( 3\)
    C. \(4\)
    D. \(5\)

    Giải

    Điều kiện: \(cos2x ≠ 0 ⇔ sin2x ≠ ± 1\)

    Ta có:

    \({{\cos 4x} \over {\cos 2x}} = {{\sin 2x} \over {\cos 2x}} \Rightarrow \cos 4x = \sin 2x\)

    \(\Leftrightarrow 1 - 2si{n^2}2x = \sin 2x\)

    \( \Leftrightarrow 2{\sin ^2}2x + \sin 2x - 1 = 0\)

    \( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \sin 2x = - 1 \hfill\text{(loại)} \cr
    \sin 2x = {1 \over 2} \hfill \cr} \right.\)

    Ta có:

    \(\eqalign{
    & \sin 2x = {1 \over 2} = \sin {\pi \over 6} \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    2x = {\pi \over 6} + k2\pi \hfill \cr
    2x = \pi - {\pi \over 6} + k2\pi \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = {\pi \over {12}} + k\pi \hfill \cr
    x = {{5\pi } \over {12}} + l\pi \hfill \cr} \right.k,l \in \mathbb{Z}\cr} \)

    Ta lại có:

    \(x \in (0,{\pi \over 2})\)

    \(x = {\pi \over {12}} + k\pi :0 < {\pi \over {12}} + k\pi < {\pi \over 2}\)

    \(\Leftrightarrow 0 < {1 \over {12}} + k < {1 \over 2}\)

    \(\Leftrightarrow {{ - 1} \over {12}} < k < {5 \over {12}}(k \in \mathbb{Z} \Rightarrow k = 0)\)

    \(x = {{5\pi } \over {12}} + l\pi :0 < {{5\pi } \over {12}} + l\pi < {\pi \over 2}\)

    \(\Leftrightarrow 0 < {5 \over {12}} + l < {1 \over 2} \)

    \(\Leftrightarrow {{ - 5} \over {12}} < 1 < {l \over {12}}(l \in \mathbb{Z} \Rightarrow l = 0)\)

    Vậy phương trình có đúng \(2\) nghiệm thuộc khoảng \((0,{\pi \over 2})\)

    Vậy chọn A.




    Câu 8 trang 41 SGK Đại số và giải tích 11. Nghiệm dương nhỏ nhất của phương trình \(sin x + sin2x = cosx + 2 cox^2 x\) là:

    A. \({\pi \over 6}\)
    B. \({{2\pi } \over 3}\)
    C. \({\pi \over 4}\)
    D. \({\pi \over 3}\)

    Giải

    Ta có:

    \(sinx + sin2x = cosx + 2cos^2x \)

    \(⇔ sinx + 2sinxcosx = cosx + 2cos^2x\)

    \(⇔ sinx(1 + 2cosx) = cos (1 + 2cosx) \)

    \(⇔ (1 + 2cosx)(sinx – cosx) = 0\)

    \( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    1 + 2\cos x = 0 \hfill \cr
    \sin x - \cos x = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \cos x = - {1 \over 2} \hfill \cr
    \tan x = 1 \hfill \cr} \right. \)

    \(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = \pm {{2\pi } \over 3} + k2\pi \hfill \cr
    x = {\pi \over 4} + k\pi \hfill \cr} \right.(k \in \mathbb{Z})\)

    Nghiệm dương nhỏ nhất của họ nghiệm : \(x = {{2\pi } \over 3} + k2\pi \Rightarrow x = {{2\pi } \over 3}\)

    Nghiệm dương nhỏ nhất của họ nghiệm: \(x = - {{2\pi } \over 3} + k2\pi \Rightarrow x = - {{2\pi } \over 3} + 2\pi = {{4\pi } \over 3}\)

    Nghiệm dương nhỏ nhất của họ nghiệm: \(x = {\pi \over 4} + k\pi \Rightarrow x = {\pi \over 4}\)

    Suy ra nghiệm dương nhỏ nhất của phương trình đã cho là \(x = {\pi \over 4}\)

    Vậy chọn C




    Câu 9 trang 41 SGK Đại số và giải tích 11. Nghiệm âm lớn nhất của phương trình \(2tan^2x + 5tanx + 3 = 0\) là:

    A. \({{ - \pi } \over 3}\)
    B. \({{ - \pi } \over 4}\)
    C. \({{ - \pi } \over 6}\)
    D. \({{ - 5\pi } \over 6}\)

    Trả lời:

    Ta có:

    \(\eqalign{
    & 2{\tan ^2}x + 5\tan x + 3 = 0 \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \tan x = - 1 \hfill \cr
    \tan x = {{ - 3} \over 2} \hfill \cr} \right. \cr} \)

    [​IMG]

    Dựa vào đường tròn lượng giác ta có: \(x = - {\pi \over 4}\) là nghiệm âm lớn nhất của phương trình đã cho.

    Vậy chọn B




    Bài 10. Phương trình \(2tanx – 2 cotx – 3 = 0\) có số nghiệm thuộc khoảng \(({{ - \pi } \over 2},\pi )\) là:


    A. \(1\)
    B. \(2\)
    C. \(3\)
    D. \(4\)

    Giải

    Ta có:

    [​IMG]

    \(\eqalign{
    & 2\tan x - 2\cot x - 3 = 0 \cr
    & \Leftrightarrow 2\tan x - {2 \over {\tan x}} - 3 = 0 \cr
    & \Rightarrow 2{\tan ^2}x - 3\tan x - 2 = 0 \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \tan x = 2 \hfill \cr
    \tan x = {{ - 1} \over 2} \hfill \cr} \right. \cr} \)

    Vẽ đường tròn lượng giác với giá trị \(tanx = 2\), \(\tan x = {{ - 1} \over 2}\) ta thấy phương trình có ba nghiệm thuộc khoảng .

    Vậy chọn C