Đại số và Giải tích 11 nâng cao - Chương 2 - Bài tập trắc nghiệm khách quan chương II

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 69 trang 95 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao.
    Trong các số nguyên từ 100 đến 999, số các số mà các chữ số của nó tăng dần hoặc giảm dần (kể từ trái sang phải) bằng :
    A. 120
    B. 168
    C. 204
    D. 216
    Giải
    Mỗi tập con có ba phần tử thuộc tập \(\{1, 2, …, 9\}\) xác định duy nhất một số có ba chữ số tăng dần từ trái sang phải (vì chữ số đầu tiên bên trái khác 0).
    Mỗi tập con có ba phần tử của tập \(\{0, 1, 2, …, 9\}\) xác định duy nhất một số có ba chữ số giảm dần từ trái sang phải.
    Vậy có \(C_9^3 + C_{10}^3 = 204\) số cần tìm.
    Chọn C.



    Câu 70 trang 95 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao.
    Một đội xây dựng gồm 10 công nhân, 3 kỹ sư. Để lập một tổ công tác, cần chọn một kỹ sư làm tổ trưởng, một công nhân làm tổ phó và 5 công nhân làm tổ viên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ?
    A. 3780
    B. 3680
    C. 3760
    D. 3520
    Giải
    Có 3 cách chọn một kỹ sư làm tổ trưởng
    10 cách chọn một công nhân làm tổ phó
    Và \(C_9^5 = 126\) cách chọn 5 công nhân trong 9 công nhân làm tổ viên.
    Theo qui tắc nhân có : \(3.10.126 = 3780\) cách chọn.
    Chọn A.




    Câu 71 trang 95 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao.
    Với các chữ số \(0, 1, 2, 3, 4, 5, 6\) có thể lập được bao nhiêu chữ số chẵn gồm 5 chữ số đôi một khác nhau (chữ số đầu tiên phải khác 0) ?
    A. 1250
    B. 1260
    C. 1280
    D. 1270
    Giải
    Số cần tìm có dạng \(\overline {abcde} \) với \(e \in\{0, 2, 4, 6\}\)
    * Với \(e = 0\) ta có \(A_6^4\) cách chọn số \(\overline {abcd} \)
    * Với \(e \in \{2, 4, 6\}\) ta có \(A_6^4 - A_5^3\) cách chọn số \(\overline {abcd} \) (do \(a ≠ 0\))
    Vậy có \(A_6^4 + 3\left( {A_6^4 - A_5^3} \right) = 4A_6^4 - 3A_5^3 = 1260\)
    Chọn B




    Câu 72 trang 95 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao.
    Tìm hệ số của \({x^9}\) sau khi khai triển và rút gọn đa thức :
    \({\left( {1 + x} \right)^9} + {\left( {1 + x} \right)^{10}} + ... + {\left( {1 + x} \right)^{14}}\)
    A. 3001
    B. 3003
    C. 3010
    D. 2901
    Giải
    Hệ số của \(x^9\) của đa thức đã cho là :
    \(C_9^9 + C_{10}^9 + C_{11}^9 + C_{12}^9 + C_{13}^9 + C_{14}^9 = 3003\)
    Chọn B



    Câu 73 trang 95 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao.
    Hai xạ thủ độc lập với nhau cùng bắn vào một tấm bia. Mỗi người bắn một viên. Xác suất bắn trúng của xạ thủ thứ nhất là 0,7; của xạ thủ thứ hai là 0,8. Gọi X là số viên đạn trúng bia. Tính kỳ vọng của X.
    A. 1,75
    B. 1,5
    C. 1,54
    D. 1,6
    Giải
    \(\eqalign{
    & P\left( {X = 0} \right) = \left( {0,3} \right)\left( {0,2} \right) = 0,06 \cr
    & P\left( {X = 1} \right) = \left( {0,7} \right)\left( {0,2} \right) + \left( {0,3} \right)\left( {0,8} \right) = 0,38 \cr
    & P\left( {X = 2} \right) = \left( {0,7} \right)\left( {0,8} \right) = 0,56 \cr} \)
    Vậy \(E(X) = 1.(0,38) + 2.(0,56) = 1,5\)
    Chọn B