Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

    Bài làm:

    “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
    quân xanh màu lá dữ oai hùm
    mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
    rải rác biên cương mồ viễn xứ
    chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
    áo bào thay chiếu anh về đất
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
    Dàn bài gợi ý:

    I. Đặt vấn đề

    – Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn thơ trên.
    – Quang Dũng – nhà thơ- họa sĩ. Quê ông ở Đan Phượng- Hà Nội. Ông Dần nhiều vần thơ viết về quê hương, về xứ Đoài mây trắng, về núi Tản, sông Đà.
    – năm 1947, ông từng tham gia đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng. Một năm sau rời xa đoàn quân, nhà thơ Nhớ lại viết nên Tây Tiến. bài thơ viết năm 1948, ban đầu tên là Nhớ Tây Tiến sau đó đổi thành Tây Tiến.
    – đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất của bài thơ- hình ảnh người lính Tây Tiến.

    II. Giải quyết vấn đề

    – Người lính Tây Tiến là những chàng trai Hà Nội lãng mạn, bay bổng. Bởi họ là những học sinh, sinh viên vừa rời ghế nhà trường xung phong vào chiến trận
    Bốn câu thơ đầu: người lính tây tiến hiện lên oai hùng, lãng mạn, hào hoa
    + Người lính Tây Tiến bị những cơn sốt chiếc hành hạ đến trọc tóc, da xanh. Qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng, họ hiện lên oai hùng, dữ tợn, không mang vẻ tiều tụy, ốm yếu. Đoàn binh với những người lính đầy khí phách, oai phong.
    + Quân xanh: do da xanh hay lá ngụy trang xanh rồi lên khí phách, Mang dáng vẻ dữ tợn của hổ, báo.
    + Người lính hiện lên rất lãng mạn, hào hoa, có lòng yêu nước nồng nàn, khát khao lập chiến công.
    + Ngày: dõi tầm mắt vượt biên giới mơ lập chiến công, tiêu diệt quân thù. Đêm: mơ về Hà Nội có người thân, người yêu.
    + Bút pháp lãng mạn tô đậm cái bình thường thành cái phi thường cao cả. Người lính hiện lên ốm nhưng không yếu, không tiêù tụy vẫn mang vẻ đẹp tâm hồn của người lính tiểu tư sản.

    2 .Bốn câu cuối: tác giả miêu tả về cái chết của người lính, về sự thiếu thốn nhưng câu thơ không gợi sự bi thương mà mang đậm tinh thần bi tráng.
    + sử dụng lớp từ Hán Việt, nghệ thuật đảo ngữ khi nói về các ngôi mộ vô danh rải rác khắp biên cương.
    + ca ngợi tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của người lính. Hai từ “chẳng tiếc” thể hiện sự chối bỏ dứt khoát.
    + miêu tả cái chết của người lính một cách nhẹ nhàng thanh thản, ý nghĩa thiêng liêng. Cái chết đã trở thành bất tử.
    + “anh về đất” trong cảnh thiếu thốn, một mảnh chiếu che thân nhưng tác giả đã đưa các anh trong những “áo bào” sang trọng.
    + nghệ thuật nói giảm nói tránh “anh về đất”; tiếng gầm của dòng sông như sự chia sẻ,đồng cảm của thiên nhiên “sông Mã gầm lên…”

    3. Khái quát về nội dung và nghệ thuật:
    – hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ. đó là những người lính gặp nhiều khó khăn, bệnh tật hành hạ,hii sinh tính mạng nhưng họ vẫn mang vẻ đẹp của người lính tiểu tư sản: có lòng yêu nước nồng nàn, có tâm hồn lãng mạn, thanh lịch, hào hoa.
    – bút pháp lãng mạn kết hợp bút pháp hiện thực khi phác họa chân dung người lính.
    – hình ảnh thơ, ngôn ngữ độc đáo, sáng tạo.
    – kết hợp nhiều biện pháp tu từ.

    III. Kết thúc vấn đề

    Khẳng định vẻ đẹp người lính Tây Tiến và tình cảm của tác giả đối với họ.