Đề cương ôn tập HK2 Ngữ Văn 12

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề cương ôn tập HK2 Ngữ Văn 12

    Để giúp học sinh khối 12 hoàn thành tốt đề thi HK2 Ngữ Văn 12 và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn (môn bắt buộc), THI247.com giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 Ngữ Văn 12. Đề cương gồm 10 trang trình bày ma trận đề, cấu trúc đề thi và tóm tắt kiến thức đọc hiểu – làm văn môn Ngữ Văn 12.

    Nội dung đề cương ôn tập HK2 Ngữ Văn 12:
    I. PHẦN ĐỌC HIỂU
    Để làm tốt phần đọc hiểu theo ma trận đề, các em nên hệ thống hóa lại các kiến thức đã học như sau:
    1/ Ôn lại đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ, dấu hiệu nhận biết và lí giải, học sinh nắm lại khái niệm, phạm vi sử dụng, phân loại và đặc điểm của từng phong cách như: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn), Phong cách ngôn ngữ chính luận, Phong cách ngôn ngữ khoa học, Phong cách ngôn ngữ hành chính.
    2/ Ôn tập nhận diện các biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó với việc thể hiện nội dung văn bản. Với dạng này, học sinh ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác như: So sánh, Nhân hoá, Ẩn dụ, Hoán dụ, Nói quá, phóng đại, thậm xưng, Nói giảm, nói tránh, Liệt kê, Điệp từ, điệp ngữ, Chơi chữ, Điệp âm, Điệp vần, Điệp thanh, Các biện pháp tu từ cú pháp, Sử dụng từ láy để tăng tính biểu cảm.
    3/ Ôn tập các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận: Thao tác lập luận giải thích, Thao tác lập luận chứng minh, Thao tác lập luận phân tích, Thao tác lập luận so sánh, Thao tác lập luận bác bỏ, Thao tác lập luận bình luận.
    4/ Ôn tập các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận như: Tự sự (kể chuyện, tường thuật), Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính – công vụ.
    II. PHẦN LÀM VĂN
    1. Đoạn văn nghị luận xã hội (Đề thi yêu cầu viết đoạn khoảng 200 chữ)
    2. Nghị luận văn học: Để làm tốt phần này, các em cần tập trung vào các đơn vị kiến thức sau:
    + Phân tích nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
    + Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
    + Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ trong truyện “Vợ chồng A Phủ ” của Tô Hoài.
    + Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ ” của Tô Hoài.
    + Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
    + Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
    + Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
    + Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
    + Phân tích hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
    + Phân thích nhân vật hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
    + Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
    + Phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba qua trích đoạn kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪