Đề cương ôn tập Hóa học 10 HK2 năm 2017 – 2018 trường THPT Chu Văn An – Hà Nội

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề cương ôn tập Hóa học 10 HK2 năm 2017 – 2018 trường THPT Chu Văn An – Hà Nội

    Đề cương ôn tập Hóa học 10 HK2 năm 2017 – 2018 trường THPT Chu Văn An – Hà Nội gồm 3 trang gồm nội dung kiến thức cần ôn tập, các bài tập SGK cần lưu ý và tuyển chọn các bài tập tự luận Hóa học tiêu biểu giúp học sinh ôn tập học kỳ 2 Hóa học 10.

    A. NỘI DUNG ÔN TẬP
    I. LÝ THUYẾT
    Chương VI:
    1. Nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm VII A. Cho VD minh họa.
    2. So sánh tính chất của các nguyên tố nhóm VII A. Lấy VD chứng minh.
    3. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2; các hợp chất HF, HCl, HBr, HI và phương pháp điều chế chúng.
    4. Tính chất hóa học các hợp chất có oxi của clo: HClO; nước gia-ven, clorua vôi, muối clorat. Điều chế và ứng dụng của các hợp chất này.
    Chương VII:
    5. Vị trí của oxi, lưu huỳnh trong Bảng tuần hoàn?
    6. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất oxi, ozon, lưu huỳnh; các hợp chất (H2S, SO2, SO3, H2SO4, muối sunfua, muối sunfit và muối sunfat …) và phương pháp điều chế chúng?
    7. So sánh tính chất hóa học của dd H2SO4 đặc và loãng.
    8. Quá trình sản xuất H2SO4.
    Chương VIII:
    9. Tốc độ phản ứng hóa học. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
    10. Cân bằng hóa học (phản ứng một chiều, thuận nghịch, các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học – Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-lie).
    II. BÀI TẬP
    B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TOÁN CƠ BẢN
    1. Dạng bài lý thuyết
    – Cho một quá trình hóa học, viết các phản ứng xảy ra.
    – Hoàn thành các chuỗi phản ứng.
    – Nhận biết các chất khí, các dung dịch mất nhãn.
    – Viết phương trình phản ứng điều chế các chất từ các chất cho sẵn.
    – Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học.
    2. Dạng bài tính toán
    – Bài tập về tỉ khối chất khí.
    – Dạng bài H2S + dd NaOH, SO2 + dung dịch kiềm.
    – Bài toán liên quan đến hiệu suất phản ứng.
    – Các dạng toán quen thuộc khác:
    • Bài toán hỗn hợp.
    • Xác định tên, hóa trị, khối lượng nguyên tử của một nguyên tố.
    • Bài toán liên quan tới nồng độ dung dịch.
    – Dạng toán vận dụng linh hoạt định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn electron.
    C. MỘT SỐ BÀI TẬP



    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪