Đề cương ôn tập học kỳ 1 Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường THPT Yên Hòa – Hà Nội

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề cương ôn tập học kỳ 1 Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường THPT Yên Hòa – Hà Nội

    Đề cương ôn tập học kỳ 1 Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường THPT Yên Hòa – Hà Nội gồm 14 trang trình bày giới hạn nội dung kiến thức cần học, các câu hỏi gợi ý và câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi giữa HK1 Sinh học 12 và kỳ thi kết thúc HK1 Sinh học 12.

    PHẦN 1: LÝ THUYẾT
    Phạm vi nội dung ôn tập: Từ bài 1 đến hết toàn bộ phần di truyền học SGK Sinh học lớp 12 trong đó:
    + Giới hạn thi giữa kỳ: Từ Bài 1 đền hết Chuyên đề Biến dị (Gồm các bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 13).
    + Giới hạn thi Học kỳ I: Toàn bộ chương quy luật di truyền, di truyền quần thể, di truyền chọn giống, di truyền học người.
    Câu hỏi gợi ý:
    1. Cấu trúc chung của gen? Phân biệt gen nhân thực với gen nhân sơ? Đặc điểm của mã di truyền?
    2. Cơ chế và ý nghĩa của các quá trình: tái bản AND, phiên mã, dịch mã, điều hoà hoạt động của gen.
    3. Chuyên đề “Biến dị” gồm:
    + Biến dị di truyền: Đột biến: Các dạng, cơ chế và hậu quả của đột biến gen và đột biến NST.
    + Biến dị không di truyền: Thường biến.
    4. Các quy luật di truyền: Nội dung, tỷ lệ chung, cách nhận biết từng quy luật (quy luật phân li, quy luật phân li độc lập, quy luật tương tác gen không alen, liên kết và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân), ý nghĩa của các quy luật di truyền.
    5. Phương pháp xác định nhóm gen liên kết, tần số hoán vị gen.
    6. Các phép lai để xác định quy luật di truyền: Lai thuận nghịch, lai phân tích.
    7. Nguyên tắc áp dụng quy luật nhân xác suất trong giải các bài toán quy luật di truyền.
    8. Các đặc trưng di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.
    9. Khái niệm về tần số tương đối của các alen và tần số kiểu gen. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể tự phối sau n thế hệ, của quần thể giao phối ngẫu nhiên.
    10. Nội dung định luật Hardy – Weiberg, điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật.
    11. Mô tả đặc điểm một số bệnh di truyền ở người. Nêu phương pháp phòng và chữa các bệnh di truyền ở người.
    12. Nêu được các phương pháp ứng dụng di truyền trong chọn, tạo giống.
    PHẦN 2 – BÀI TẬP
    Học sinh ôn lại các dạng bài tập trong SGK sau các bài học và bài ôn tập chương. Tham khảo các bài tập trong sách bài tập sinh học lớp 12.
    Một số dạng bài tập minh hoạ:
    + Dạng 1: Xác định chiều dài của gen bình thường và gen sau đột biến khi biết số lượng của từng loại Nu và dạng đột biến.
    + Dạng 2: Xác định số NST trong các thể dị bội khi biết bộ NST 2n của loài. Xác định cơ chế hình thành các thể đột biến đó.
    + Dạng 3: Vận dụng thành thạo bảng công thức của Menden, công thức nhân xác suất để tinh số giao tử, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (không cần viết sơ đồ lai).
    + Dạng 4: Cho biết tỷ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con của các phép lai, tìm kiểu gen của bố mẹ và xác định quy luật di truyền chi phối.
    + Dạng 5. Cho kiểu gen hoặc kiểu hình của bố mẹ trong các phép lai, biện luận và viết sơ đồ lai.
    + Dạng 6: Xác định tần số tương đối của các alen, tần số KG trong quần thể tự phối, trong quần thể ngẫu phối. Xác định cấu trúc di truyền và trạng thái cân bằng của quần thể?
    + Dạng 7. Phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪