Đề khảo sát Hóa học 12 lần 3 năm 2018 – 2019 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề khảo sát Hóa học 12 lần 3 năm 2018 – 2019 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc

    Tuần qua, trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lần thứ ba năm học 2018 – 2019 dành cho học sinh khối 12, kỳ thi nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng Hóa học 12 giai đoạn giữa học kỳ II năm học 2018 – 2019, đồng thời giúp học sinh ôn luyện hướng đến kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Hóa học năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

    Đề khảo sát Hóa học 12 lần 3 năm 2018 – 2019 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc được biên soạn dựa trên cấu trúc đề tham khảo THPT Quốc gia 2019 môn Hóa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề gồm 40 câu trắc nghiệm với nội dung tập trung chủ yếu vào chương trình Hóa học 12, thời gian làm bài thi KSCL Hóa học 12 là 50 phút, LTTK TEZ đã đính kèm phần đáp án của đề thi ở bên dưới nội dung đề nhằm giúp bạn đọc nhanh chóng tra cứu.

    Trích dẫn nội dung đề khảo sát Hóa học 12 lần 3 năm 2018 – 2019 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc:
    + Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là?
    + X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ancol anlylic; Z là axit no, hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít (đktc) khí O2, thu được 7,56 gam H2O. Mặt khác, 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol hỗn hợp E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na (dư) thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
    + Phản ứng Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 cho thấy:
    A. Đồng kim loại có tính khử mạnh hơn Fe. B. Sắt kim loại bị đồng đẩy ra khỏi dung dịch muối.
    C. Đồng có thể khử Fe3+ thành Fe2+. D. Đồng có tính oxi hóa kém hơn sắt.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU