Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán năm 2018

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Câu 1:
      Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=x^3-3x^2-9x+35\) trên đoạn [-4; 4]
      • A. 20; -2
      • B. 10;-11
      • C. 40;-41
      • D. 40;31
    • Câu 2:
      Hàm số \(y=x^4-2x^2+1\) đồng biến trên các khoảng nào?
      • A. -1; 0
      • B. -1;0 và 1; \(+\infty\)
      • C. 1; \(+\infty\)
      • D. \(\forall x\in R\)
    • Câu 3:
      Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y=\sqrt{4-x^2}+x\)
      • A. \(2\sqrt{2}\)
      • B. 2
      • C. -2
      • D. 0
    • Câu 4:
      Cho các dạng đồ thị của hàm số \(y=ax^3+bx^2+cx+d\) như sau:
      [​IMG]
      Và các điều kiện:
      \(1.\left\{\begin{matrix} a>0 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ b^2-3ac>0 \end{matrix}\right.\) \(2.\left\{\begin{matrix} a>0 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ b^2-3ac<0 \end{matrix}\right.\)
      \(3.\left\{\begin{matrix} a<0 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ b^2-3ac>0 \end{matrix}\right.\) \(4.\left\{\begin{matrix} a<0 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ b^2-3ac<0 \end{matrix}\right.\)
      Hãy chọn sự tương ứng đúng giữa các dạng đồ thị và điều kiện.
      • A. A→ 2;B →4;C →1;D→ 3
      • B. A →3;B →4;C → 2;D →1
      • C. A →1;B →3;C → 2;D →4
      • D. A →1;B → 2;C → 3;D → 4
    • Câu 5:
      Tìm m để đường thẳng \(d: y=x+m\) cắt đồ thị hàm số \(y=\frac{2x}{x+1}\) tại hai điểm phân biệt
      • A. \(\bigg \lbrack\begin{matrix} m>3+3\sqrt{2}\\ m<3-3\sqrt{2} \end{matrix}\)
      • B. \(\bigg \lbrack\begin{matrix} m>3+2\sqrt{2}\\ m<3-2\sqrt{2} \end{matrix}\)
      • C. \(\bigg \lbrack\begin{matrix} m>1+2\sqrt{2}\\ m<1-2\sqrt{2} \end{matrix}\)
      • D. \(\bigg \lbrack\begin{matrix} m>4+2\sqrt{2}\\ m<4-2\sqrt{2} \end{matrix}\)
    • Câu 6:
      Tìm các giá trị của tham số m để hàm số \(y=x^4-2(m^2+1)x^2+1\) có 3 điểm cực trị thỏa mãn giá trị cực tiểu đạt giá trị lớn nhất
      • A. m=-1
      • B. m=0
      • C. m=3
      • D. m=1
    • Câu 7:
      Hàm số \(y=\frac{mx+1}{x+m}\) đồng biến trên khoảng \((1;+\infty )\) khi:
      • A. -1
      • B. m>1
      • C. \(m\in R \setminus \left [ -1;1 \right ]\)
      • D. \(m\geq 1\)
    • Câu 8:
      Hàm số \(y=-\frac{1}{3}x^3+m-1x+7\) nghịch biến trên R thì điều kiện của m là:
      • A. m>1
      • B. m
        [​IMG]
        \(\leq\)1
      • C. m=1
      • D. m \(\geq\) 2
    • Câu 9:
      Hàm số \(y=ax^4+bx^2+c\) đạt cực đại tại A(0;-3) và đạt cực tiểu tại B(-1;-5), Khi đó giá trị của a, b , c lần lượt là:
      • A. 2; 4; -3
      • B. -3; -1; -5
      • C. -2; 4; -3
      • D. 2;-4; -3
    • Câu 10:
      Cho đồ thị \((C): y=ax^4+bx^2+c\). Xác định của a; b; c biết hình dạng đồ thị như sau:
      [​IMG]

      • A. a > b và b < 0 và c > 0
      • B. a > b và b > 0 và c > 0
      • C. Đáp án khác
      • D. a > b và b > 0 và c < 0
    • Câu 11:
      Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số: \(y=\sqrt{1+x}+\sqrt{3-x}-\sqrt{x+1}\sqrt{3-x}\)
      • A. \(y_{Min}=2\sqrt{2}-1\)
      • B. \(y_{Min}=2\sqrt{2}-2\)
      • C. \(y_{Min}=\frac{9}{10}\)
      • D. \(y_{Min}=\frac{8}{10}\)
    • Câu 12:
      Chọn đáp án đúng. Cho hàm số \(y=\frac{2x+1}{2-x}\), khi đó hàm số:
      • A. Nghịch biến trên \((2;+\infty )\)
      • B. Đồng biến trên \(R\setminus \left \{ 2 \right \}\)
      • C. Đồng biến trên \((2;+\infty )\)
      • D. Nghịch biến trên\(R\setminus \left \{ 2 \right \}\)
    • Câu 13:
      Tìm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{x+3}{\sqrt{x^2+1}}\)
      • A. y=3
      • B. y=2
      • C. y=1; y= -1
      • D. y=1
    • Câu 14:
      Tập hợp tất cả giá trị m để hàm số \(y=\frac{x^3}{3}-(m-1)x^2+mx+5\) có 2 điểm cực trị
      • A. \((-\infty ;\frac{3-\sqrt{5}}{2})\cup (\frac{3+\sqrt{5}}{2})\)
      • B. \((-\infty ;\frac{3-\sqrt{5}}{2})\)
      • C. \((\frac{3+\sqrt{5}}{2};+\infty )\)
      • D. \(\left (-\infty ;\frac{3-\sqrt{5}}{2} \right ] \cup \left [\frac{3+\sqrt{5}}{2};+\infty \right )\)
    • Câu 15:
      Định m để hàm số \(y=\frac{x^3}{3}-\frac{mx^2}{2}+\frac{1}{3}\) đạt cực tiểu tại x = 2 .
      • A. m = 3
      • B. m=2
      • C. Đáp án khác
      • D. m=1
    • Câu 16:
      Phát biểu nào sau đây là đúng:
      1. Hàm số y=f(x) đạt cực đại tại x0 khi và chỉ khi đạo hàm đổi dấu từ dương sang âm qua x0
      2. Hàm số y=f(x) đạt cực trị tại x0 khi và chỉ khi x0 là nghiệm của đạo hàm.
      3. Nếu f'(x0) =0 f''(x0) =0 thì x0 không phải là cực trị của hàm số y=f(x) đã cho
      Nếu f'(x0) =0 f''(x0) =0 thì hàm số đạt cực đại tại $x_0$
      • A. 1,3,4
      • B. 1, 2, 4
      • C. 1
      • D. Tất cả đều đúng
    • Câu 17:
      Cho hàm số \(y=2x^4-4x^2\). Hãy chọn mệnh đề sai trong bốn phát biểu sau:
      • A. Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \((-\infty ;-1)\)và (0;1).
      • B. Trên các khoảng \((-\infty ;-1)\) và (0;1), y'< 0 nên hàm số nghịch biến.
      • C. Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \((-\infty ;-1)\) và \((1;+\infty )\)
      • D. Trên các khoảng (-1;0) và \((1;+\infty )\), y'> 0 nên hàm số đồng biến.
    • Câu 18:
      Hàm số \(y=x^3-3mx+5\) nghịch biến trong khoảng -1;1 thì m bằng:
      • A. 3
      • B. 1
      • C. 2
      • D. -1
    • Câu 19:
      Cho hàm số \(y=\frac{mx-8}{x-2m}\), hàm số đồng biến trên \((3;+\infty )\) khi:
      • A. \(-2\leq m\leq 2\)
      • B. \(-2< m< 2\)
      • C. \(-2\leq m\leq \frac{3}{2}\)
      • D. \(-2< m\leq \frac{3}{2}\)
    • Câu 20:
      Tập hợp giá trị m để \(y=x^3-mx+2\) đồng biến trên R \(y'=3x^2-m\). Do y ' = 0 có tối đa 2 nghiệm. Hàm số đồng biến trên R khi \(y'\geq 0\ \forall x\in R\ hay\ m\leq 0\)
      • A. \((-\infty ;0)\)
      • B. \((-\infty ;0]\)
      • C. \((0;+\infty )\)
      • D. \([0;+\infty )\)
    • Câu 21:
      Cho hàm số \(y=-\frac{1}{2}x^4+x^2+\frac{1}{2}.\) Khi đó:
      [​IMG]
      • A. Hàm số đạt cực tiểu tại điểm x = 0 , giá trị cực tiểu của hàm số là y(0) = 0 .
      • B. Hàm số đạt cực tiểu tại các điểm x =\(\pm\)1, giá trị cực tiểu của hàm số là y(\(\pm\)1) =1
      • C. Hàm số đạt cực đại tại các điểm x = \(\pm\)1, giá trị cực đại của hàm số là y(\(\pm\)1) =1
      • D. Hàm số đạt cực đại tại điểm x = 0 , giá trị cực đại của hàm số là y(0) = \(\frac{1}{2}\)
    • Câu 22:
      Cho hàm số \(y=\frac{x^2}{x-1}\). Chọn khẳng định đúng?
      • A. Hàm số có một điểm cực trị
      • B. Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0, đạt cực đại tại x = 2
      • C. Hàm số đạt cực đại tại x = 0, đạt cực tiểu tại x = 2
      • D. Hàm số không có cực trị
    • Câu 23:
      Cho hàm số \(y=-x^3+2x^2+7x-1\). Chọn khẳng định đúng?
      • A. Hàm số đạt cực đại tại x = -1
      • B. Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1
      • C. Hàm số không có cực trị
      • D. Hàm số chỉ có một cực trị
    • Câu 24:
      Cho hàm số \(y=\frac{x^3}{3}-2x^2+3x+\frac{2}{3}\). Tọa độ điểm cực đại của đồ thị hàm số là:
      • A. (1;-2)
      • B. (1;2)
      • C. \(\left ( 3;\frac{2}{3} \right )\)
      • D. (-1;2)
    • Câu 25:
      Cho các khẳng định sau, chọn khẳng định sai?
      • A. Hàm số \(y=-x^3+3x^2-3\) có cực đại và cực tiểu
      • B. Hàm số \(y=-2x+1+\frac{1}{x+2}\) không có cực trị
      • C. Hàm số \(y=x^3+3x+1\) có cực trị
      • D. Hàm số \(y=x-1+\frac{1}{x-1}\) có hai cực trị
    • Câu 26:
      Hàm số $y = x - \sin 2x +3$
      • A. Nhận điểm \(x=-\frac{\pi}{6}\) là điểm cực tiểu
      • B. Nhận điểm \(x=\frac{\pi}{2}\) là điểm cực đại
      • C. Nhận điểm \(x=-\frac{\pi}{6}\) là điểm cực đại
      • D. Nhận điểm \(x=-\frac{\pi}{2}\) điểm cực đại
    • Câu 27:
      Cho hàm số \(y=x^4-2x^2+1\). Chọn khẳng định đúng.
      • A. Hàm số có một cực đại và không có cực tiểu
      • B. Hàm số có một cực đại và hai cực tiểu
      • C. Hàm số có một cực tiểu và hai cực đại
      • D. Hàm số có một cực tiểu và không có cực đại
    • Câu 28:
      Hàm số \(y=x^4+2(m+1)x^2+2016\). Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho chỉ có 1 cực trị
      • A. \(m\geq -1\)
      • B. \(m\geq 1\)
      • C. \(m\leq - 1\)
      • D. \(m<- 1\)
    • Câu 29:
      Hàm số y = x3 - mx2 + 3 đạt cực tiểu tại x = 2
      • A. m=1
      • B. m=-1
      • C. m=3
      • D. Không có m
    • Câu 30:
      Hàm số \(y=x^3+3(m-1)x^2\). Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho chỉ có 2 cực trị
      • A. \(m\neq 1\)
      • B. \(\forall m\)
      • C. \(m>1\)
      • D. \(m\leq -1\)
    • Câu 31:
      Cho hàm số \(y=-x^4+2(m-2)x^2+3m\). Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho có 3 cực trị
      • A. \(m\leq 2\)
      • B. \(m> 2\)
      • C. \(m\geq 2\)
      • D. \(m< 2\)
    • Câu 32:
      Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất
      • A. ba mặt
      • B. năm mặt
      • C. bốn mặt
      • D. hai mặt.
    • Câu 33:
      Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
      • A. Lắp ghép hai khối hộp sẽ được một khối đa diện lồi.
      • B. Khối tứ diện là khối đa diện lồi
      • C. Khối hộp là khối đa diện lồi.
      • D. Khối lăng trụ tam giác là khối đa diện lồi.
    • Câu 34:
      Một hình chóp tam giác có đường cao bằng 100cm và các cạnh đáy bằng 20cm, 21cm, 29cm. Thể tích khối chóp đó bằng
      • A. 7000cm3
      • B. 6213 cm3
      • C. 6000cm3
      • D. \(7000\sqrt{2}cm^3\)
    • Câu 35:
      Đáy của hình chóp S.ABCD là một hình vuông cạnh a. Cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và có độ dài là a . Thể tích khối tứ diện S.BCD bằng
      • A. \(\frac{a^3}{6}\)
      • B. \(\frac{a^3}{3}\)
      • C. \(\frac{a^3}{4}\)
      • D. \(\frac{a^3}{8}\)
    • Câu 36:
      Cho khối lăng trụ ABCD.A'B'C'D' có thể tích 36cm3. Gọi M là điểm bất kỳ thuộc mặt phẳng ABCD. Thể tích khối chóp M.A'B'C'D'

      [​IMG]
      • A. 18cm3
      • B. 12cm3
      • C. 24cm3
      • D. 16cm3
    • Câu 37:
      Thể tích của khối tứ diện đều cạnh a bằng
      • A. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{4}\)
      • B. \(\frac{a^3\sqrt{2}}{12}\)
      • C. \(\frac{a^3\sqrt{6}}{12}\)
      • D. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{12}\)
    • Câu 38:
      Thể tích của khối lăng trụ đứng tam giác đều có tất cả các cạnh đều bằng a
      • A. \(\frac{a^3}{2}\)
      • B. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{2}\)
      • C. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{4}\)
      • D. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{12}\)
    • Câu 39:

      [​IMG]

      Mỗi hình trên gồm một số hữu hạn đa giác phẳng (kể cả các điểm trong của nó), hình đa diện là
      • A. hình (a)
      • B. hình (b)
      • C. hình (c)
      • D. hình (d)
    • Câu 40:
      Nếu ba kích thước của khối hộp chữ nhật tăng lên k lần thì thể tích của khối hộp chữ nhật đó tăng lên
      • A. k lần
      • B. k2 lần
      • C. k3 lần
      • D. 3k3 lần.
    • Câu 41:
      Số mặt bên là tam giác vuông của hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, SA vuông góc với đáy là bao nhiêu?
      • A. 1 mặt.
      • B. 2 mặt
      • C. 3 mặt.
      • D. 4 mặt
    • Câu 42:
      Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng 600. Khi đó, khoảng cách từ S đến mặt đáy (ABC) bằng
      • A. a/2
      • B. \(a\sqrt{3}\)
      • C. \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\)
      • D. \(2a\)
    • Câu 43:
      Tổng diện tích các mặt của một hình lập phương bằng 96. Thể tích của khối lập phương đó là
      • A. 64
      • B. 91
      • C. 84
      • D. 48
    • Câu 44:
      Tổng khoảng cách từ một điểm trong bất kì của khối tứ diện đều cạnh a đến tất cả các mặt của nó bằng
      • A. \(\frac{\sqrt{6}a}{2}\)
      • B. \(\frac{\sqrt{6}a}{3}\)
      • C. \(2a\sqrt{3}\)
      • D. \(a\sqrt{3}\)
    • Câu 45:
      Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C'. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
      • A. Thể tích khối A.A'B'C' bằng thể tích khối B.A'B'C'
      • B. Thể tích khối A.A'B'C' bằng thể tích khối C.A'B'C'
      • C. Thể tích khối B.A'B'C' bằng thể tích khối C.A'B'C'
      • D. Thể tích khối A.A'B'C' bằng một nửa thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'
    • Câu 46:
      Cho hình chóp S.ABC. Gọi A' và B' lần lượt là trung điểm của SA SB. Khi đó tỉ số thể tích của hai khối chóp S.A'B'C'S.ABC bằng
      • A. \(\frac{1}{2}\)
      • B. \(\frac{1}{3}\)
      • C. \(\frac{1}{4}\)
      • D. \(\frac{1}{8}\)
    • Câu 47:
      Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O. Gọi H K lần lượt là trung điểm của SB, SD. Tỉ số thể tích \(\frac{V_{S.ABCD}}{V_{AOHK}}\) bằng
      • A. 8
      • B. 6
      • C. 12
      • D. 4
    • Câu 48:
      Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, M là trung điểm của SC. Mặt phẳng (P) qua AM và song song với BD cắt SB, SD lần lượt tại P Q. Khi đó tỉ số \(\frac{V_{S.APMQ}}{V_{S.ABCD}}\) bằng
      • A. \(\frac{3}{4}\)
      • B. \(\frac{1}{8}\)
      • C. \(\frac{3}{8}\)
      • D. \(\frac{1}{3}\)
    • Câu 49:
      Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, \(AB=a; AD= 2a; SA=a\sqrt{3}\) và SA vuông góc với đáy. M là điểm trên SA sao cho \(AM=\frac{a\sqrt{3}}{3}\). Tính \(V_{S.BCM}\)
      • A. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{3}\)
      • B. \(\frac{2a^3\sqrt{3}}{3}\)
      • C. \(\frac{2a^3\sqrt{3}}{9}\)
      • D. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{9}\)
    • Câu 50:
      Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, \(SD=\frac{a\sqrt{13}}{2}\). Hình chiếu của S lên (ABCD) là trung điểm H của AB.Thể tích khối chóp là
      • A. \(\frac{a^3\sqrt{2}}{3}\)
      • B. \(a^3\sqrt{12}\)
      • C. \(\frac{2a^3}{3}\)
      • D. \(\frac{a^3}{3}\)