Đề KSCL đội tuyển HSG Vật lí 10 năm 2018 – 2019 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề KSCL đội tuyển HSG Vật lí 10 năm 2018 – 2019 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc

    Để chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lí 10 năm học 2018 – 2019 do sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức, vừa qua, trường THPT Yên Lạc 2, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Vật lí 10 năm học 2018 – 2019 của nhà trường, đây có thể coi là bước chạy đà cuối cùng trước khi các em bước vào kỳ thi chọn học sinh giỏi Vật lí 10 cấp tỉnh. Thông qua kỳ thi này, các em học sinh khối 10 sẽ được ôn tập lại toàn bộ những kiến thức Vật lí 10 đã được bồi dưỡng trong thời gian qua, nhà trường và giáo viên sẽ nắm rõ chất lượng để chọn ra những em ưu tú nhất, đại diện cho trường tranh tài ở kỳ thi chọn học sinh giỏi Vật lí 10 tỉnh Vĩnh Phúc sắp tới.

    Đề KSCL đội tuyển HSG Vật lí 10 năm học 2018 – 2019 trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc được biên soạn theo hình thức tự luận với thang điểm 10, đề gồm 09 câu, học sinh làm bài thi Vật lí trong 180 phút, đề thi có lời giải chi tiết.

    Trích dẫn đề KSCL đội tuyển HSG Vật lí 10 năm học 2018 – 2019 trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc:
    + Vật A có khối lượng M, vật B có khối lượng m, vật B được nối vào tường nhờ một sợi dây hợp với phương ngang góc x như Hình 3. Hệ số ma sát giữa vật A và B cũng như giữa vật A với đất đều bằng u. Xác định lực F nằm ngang cần phải tác dụng lên vật A kéo nó để nó chuyển động nhanh dần đều sang bên phải với gia tốc a. Biết gia tốc trọng trường là g.
    + Cho các dụng cụ sau: Một bình lớn đựng nước có khối lượng riêng p0 = 1000 kg/m3; thước mm; 01 tờ giấy, 01 ống nghiệm thường sử dụng trong thí nghiệm hóa học, cốc đựng nước muối cần đo khối lượng riêng. Lập phương án đo khối lượng riêng của nước muối với các dụng cụ trên.
    + Một con lắc đơn gồm dây treo khối lượng không đáng kể dài 1 m (một mét) một đầu cố định một đầu nối với vật nhỏ có khối lượng m = 500 g, đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Ban đầu người ta kéo cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 900 rồi thả vật m không vận tốc đầu. Bỏ qua lực cản của không khí. Tính vận tốc của vật và lực căng của dây treo khi dây treo thẳng đứng.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU