Đề KSCL giữa HK1 Lịch sử 11 năm học 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề KSCL giữa HK1 Lịch sử 11 năm học 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế

    Như thông lệ hằng năm, cứ sau mỗi 8 tuần học trên lớp thì các trường THPT trên toàn quốc lại tổ chức một kỳ thi khảo sát chất lượng Lịch sử 11 nhằm đánh giá năng lực của học sinh, làm cơ sở để xếp loại học tập và tuyển chọn học sinh giỏi Lịch sử 11. Với mục đích đó, trường THPT Bùi Thị Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế đã biên soạn và tổ chức kỳ thi KSCL giữa HK1 Lịch sử 11 năm học 2018 – 2019, đề thi có mã đề 132 gồm 2 trang với 24 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận với tỉ lệ điểm số giữa hai phần là 8 : 2, học sinh làm bài trong 45 phút, đề thi có đáp án và hướng dẫn làm bài.

    Trích dẫn đề KSCL giữa HK1 Lịch sử 11 năm học 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế:
    + Ý nghĩa nào phản ánh đúng sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc khởi nghĩa của Pucômbô (CamPuChia)?
    A. Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì thường xuyên cung cấp vũ khí, đạn dược cho nghĩa quân.
    B. Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên phối hợp chiến đấu cùng nghĩa quân.
    C. Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân.
    D. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì thường xuyên tham gia huấn luyện quân sự, cung cấp lương thực cho nghĩa quân.
    + Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là?
    A. đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa.
    B. thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai.
    C. đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác.
    D. đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị.
    + Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
    A. Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước.
    B. Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân để tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước.
    C. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
    D. Xóa bỏ; tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ, thành tựu của thế giới.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪