Đề KSCL giữa HK2 Vật lý 12 năm 2017 – 2018 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề KSCL giữa HK2 Vật lý 12 năm 2017 – 2018 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc

    Hiện tại đã sắp đến những ngày cuối tháng 3 năm 2019, thời điểm các em học sinh khối 12 cũng đang chuẩn bị bước vào kỳ thi khảo sát chất lượng giữa học kỳ 2 môn Vật lý lớp 12 năm học 2018 – 2019. Nhằm giúp các em có được những đề thi giữa HK2 Vật lý 12 chất lượng để ôn tập, LTTK TEZ xin chia sẻ lại một đề thi Vật lý 12 rất hay của năm học trước (năm học 2017 – 2018), đó là đề KSCL giữa HK2 Vật lý 12 năm 2017 – 2018 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc. Mặc dù đã trải qua gần một năm học, tuy nhiên đề thi KSCL giữa HK2 Vật lý 12 năm 2017 – 2018 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cấu trúc và nội dung, phù hợp với kỳ thi hiện nay.

    Đề KSCL giữa HK2 Vật lý 12 năm 2017 – 2018 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc có mã 101, đề gồm 05 trang được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm với 40 câu, thời gian làm bài thi Vật lý là 50 phút, đây là cấu trúc đề hoàn toàn tương tự với đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý năm học 2018 – 2019, đề thi có đáp án.

    Trích dẫn đề KSCL giữa HK2 Vật lý 12 năm 2017 – 2018 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc:
    + Sóng có tần số 20 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc độ 2 m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng cùng phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất?
    + Cho chiết suất của nước n = 4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S mằn ở đáy một bể nước sâu 1,2 (m) theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’ nằm cách mặt nước một khoảng bằng?
    + Trong thí nghiệm khe Y-âng, năng lượng ánh sáng:
    A. vẫn được bảo toàn, nhưng được phối hợp lại, phần bới ở chỗ vân tối được truyền cho vân sáng.
    B. không được bảo toàn vì, ở chỗ vân tối ánh sáng cộng sáng lại thành bóng tối.
    C. không được bảo toàn, vì vân sáng lại sáng hơn nhiều so với khi không giao thoa.
    D. vẫn được bảo toàn, vì ở chỗ các vân tối một phần năng lượng ánh sáng bị mất do nhiễu xạ.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪