Đề KSCL giữa học kỳ 1 GDCD 12 năm 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề KSCL giữa học kỳ 1 GDCD 12 năm 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế

    Như vậy là năm học 2018 – 2019 đã đi được một phần tư chặng đường, với mục đích giúp nhà trường và giáo viên giảng dạy môn GDCD 12 đánh giá chính xác năng lực học sinh trong giai đoạn giữa HK1, đồng thời thúc đẩy các em tăng cường ôn luyện môn GDCD 12, trường THPT Bùi Thị Xuân – Thừa Thiên Huế đã tiến hành biên soạn đề KSCL giữa học kỳ 1 GDCD 12 năm 2018 – 2019, đề có mã 132 gồm 2 trang được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, trong đó phần trắc nghiệm gồm 24 câu, chiếm 80% tổng số điểm, phần tự luận gồm 1 câu, chiếm 20% tổng số điểm, yêu cầu học sinh hoàn thành bài làm trong thời gian 45 phút (không tính thời gian giám thị phát đề), đề thi có đáp án và lời giải.

    LTTK Tez hy vọng thông qua việc tham khảo đề KSCL giữa học kỳ 1 GDCD 12 năm 2018 – 2019 của trường Bùi Thị Xuân – Thừa Thiên Huế, các em có thể nắm được các dạng câu hỏi GDCD 12 thường gặp, từ đó có thể hoàn thành tốt và đạt điểm số cao trong kỳ thi tương tự ở trường của mình.

    Trích dẫn đề KSCL giữa học kỳ 1 GDCD 12 năm 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế:
    + Pháp luật mang bản chất giai cấp vì:
    A. pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.
    B. pháp luật chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
    C. pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
    D. pháp luật do nhà nước, đại diện cho xã hội ban hành và bảo đảm thực hiện, phù hợp với lợi ích của xã hội.
    + Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:
    A. công dân bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
    B. mọi công dân nào vi phạm pháp luật cũng đều bị xữ lí như nhau.
    C. quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử theo dân tộc, tôn giáo giới tính, giàu, nghèo, thành phần địa vị xã hội.
    D. mọi công dân đều có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ như nhau.
    + Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là:
    A. mọi công dân, không phân biệt, đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
    B. mọi công dân, không phân biệt, nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
    C. mọi công dân, đều không bị phân biệt đố xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
    D. mọi công dân, nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU