Đề KSCL giữa học kỳ 1 Hóa học 12 năm 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề KSCL giữa học kỳ 1 Hóa học 12 năm 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế

    Như vậy là năm học 2018 – 2019 đã đi được một phần tư chặng đường, với mục đích giúp nhà trường và giáo viên giảng dạy môn Hóa học 12 đánh giá chính xác năng lực học sinh trong giai đoạn giữa HK1, đồng thời thúc đẩy các em tăng cường ôn luyện môn Hóa học 12, trường THPT Bùi Thị Xuân – Thừa Thiên Huế đã tiến hành biên soạn đề KSCL giữa học kỳ 1 Hóa học 12 năm 2018 – 2019, đề có mã 132 gồm 2 trang được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, trong đó phần trắc nghiệm gồm 24 câu, chiếm 80% tổng số điểm, phần tự luận gồm 2 câu, chiếm 20% tổng số điểm, yêu cầu học sinh hoàn thành bài làm trong thời gian 45 phút (không tính thời gian giám thị phát đề), đề thi có đáp án và lời giải.

    THI247.com hy vọng thông qua việc tham khảo đề KSCL giữa học kỳ 1 Hóa học 12 năm 2018 – 2019 của trường Bùi Thị Xuân – Thừa Thiên Huế, các em có thể nắm được các dạng câu hỏi Hóa học 12 thường gặp, từ đó có thể hoàn thành tốt và đạt điểm số cao trong kỳ thi tương tự ở trường của mình.

    Trích dẫn đề KSCL giữa học kỳ 1 Hóa học 12 năm 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế:
    + Phát biểu nào sau đây không đúng?
    A. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
    B. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
    C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
    D. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
    + Lên men m gam glucozơ thành rượu etylic. Toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 55 gam kết tủa và dung dịch X. Ðun kỹ dung dịch X thu thêm được 10 gam kết tủa. Xác định giá trị của m, biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%.
    + Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là?
    A. Đều tham gia phản ứng tráng gương.
    B. Đều có trong củ cải đường.
    C. Đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”.
    D. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU