Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử số 38 của LTTK Education

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    Câu 1.
    Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, …thành lập vào ngày 25 – 12 -1927 là
    A. tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản.
    C. tổ chức yêu nước và cách mạng.
    B. chính đảng cộng sản.
    D. tổ chức tay sai và phản động.
    Câu 2. Trong hơn một năm đầu sau thắng lơi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính phủ ta đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết căn bản nạn đói?
    A. Kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”.
    C. Nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ.
    B. Tăng gia sản xuất.
    D. Tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo.
    Câu 3. Điểm giống nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu (đầu thế kỉ XX) với các văn thân sĩ phu trong phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX) là gì?
    A. Vận động quần chúng trong nước và tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
    B. Đánh Pháp giành độc lập bằng phương pháp bạo động.
    C. Đánh Pháp giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.
    D. Kết hợp giữa độc lập dân tộc với tiến bộ xã hội.
    Câu 4. Điểm mới của Hội nghị tháng 5 – 1941 so với Hội nghị tháng 11 – 1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là gì?
    A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.
    B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và tay sai.
    C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuon khổ từng nước Đông Dương.
    D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm thuế.
    Câu 5. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 – 1884), ai được nhân dân Nam Kì suy ton là Bình Tây Đại nguyên soái?
    A. Nguyễn Trung Trực.
    C.
    Trần Bình Trọng.
    B. Phan Thanh Giản.
    D. Trương Định.
    Câu 6. Điểm đặc biệt trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1920) so với các bậc tiền bối là gì?
    A. Tìm lí luận, tư tưởng của cuộc cách mạng tự giải phóng.
    B. Đi ra nước ngoài để cầu viện.
    C. Đến một nước đã định sẵn để gặp gỡ những chính khách.
    D. Ra đi trong bối cảnh thực dân Pháp đã xác lập ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam.
    Câu 7. Điểm khác biệt của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) so với các giai đoạn trước là
    A. sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản.
    B. lực lượng tham gia không chỉ có nông dân mà còn có đông đảo các tầng lớp khác.
    C. do giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân lãnh đạo, hoạt động sôi nổi hơn.
    D. không chỉ nhằm đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc mà còn chú ý đến phát triển xã hội.
    Câu 8. Trong các chương trình khai thác thuộc địa tiến hành ở Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đều
    A. phá bỏ nền kinh tế phong kiến.
    C. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
    B. ưu tiên phát triển giao thông vận tải.
    D. hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng.
    Câu 9. Điểm chung trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là gì?
    A. Mở rộng quan hệ với các nước châu Á.
    B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
    C. Đối đầu căng thẳng với các nước xã hội chủ nghĩa.
    D. Đối thoại, hõa hoãn với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
    Câu 10. Biến đổi chính trị to lớn nhất ở các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là gì?
    A. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và sự xuất hiện hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
    B. Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu.
    C. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ.
    D. Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
    Câu 11. Nhận định nào không đúng về hiệu quả của việc thực hiện phương hướng chiến lược mà Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra trog đông – xuân 19f53 – 1954?
    A. Quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
    B. Khoét sâu mâu thuẫn giưa tập trung và phân tán binh lực của thực dân Pháp.
    C. Làm cho kế hoạch Nava không thể thực hiện được như dự kiến.
    D. Nava buộc phải điều chỉnh kế hoạch.
    Câu 12. Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay) là
    A.nhu cầu phục vụ Chiến tranh thế giới thứ hai.
    B. nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người.
    C. sự bùng nổ dân số thé giới.
    D. sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    Câu 13. Nhân tố chủ yếu nào chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
    A. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, có tham vọng bá chủ thế giới.
    B. Cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
    C. Thế giới chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
    D. Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới.
    Câu 14. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Đảng ta đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I.Lê - nin đề xướng vào tháng 3 – 1921 vì thực chất NEP là
    A. là sự chuyển đổi từ nền kinh tế mà Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế hàn hóa có sự điều tiết của Nhà nước.
    B. đã công nhận sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tập thể.
    C. đã xác định đúng vai trò quyết định của tư sản đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa
    D. đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nhân – nông dân – trí thức trên cơ sở chính trị và kinh tế.
    Câu 15. Nhận định nào không đúng về vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925 – 1929)?
    A. Xác lập quyền lãnh đạo của khuynh hướng vô sản đối với cách mạng Việt Nam.
    B. Thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam phát triển.
    C. Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam.
    D. Tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Câu 16. Trong quá trình hình thành và phát triển, so với Liên minh châu Âu (EU) thì Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có điểm đặc biệt là
    A. vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao.
    B. nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng.
    C. ra đời khi các nước bước vào thời kì ổn định, phát triển kinh tế.
    D. sự đồng thuận cao của các nước thành viên.
    Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu mốc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam?
    A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập (1925).
    B. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước (1920).
    C. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng được thông qua (1941).
    D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).
    Câu 18. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có vai trò gì đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
    A. Xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.
    B. Chuẩn bị những điều kiện để giải phóng dân tộc.
    C. Thực hiện sự chuyển hướng quan trọng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
    D. Đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
    Câu 19. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19 – 12 – 1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn:
    “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
    Đoạn trích ấy đã thể hiện rõ quan điểm của Người về
    A. cuộc chiến tranh đặc biệt.
    C. cuộc chiến tranh tổng lực.
    B. cuộc chiến tranh chính quy.
    D. cuộc chiến tranh nhân dân.
    Câu 20. Hiệp ước Bali (2 – 1976) có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
    A. Đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN.
    B. Tạo điều kiện cho ASEAN mở rộng tổ chức.
    C. giúp ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế.
    D. Làm cho quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện.
    Câu 21. Vì sao Đảng ta tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
    A. Pháp đánh ta trên tất cả các mặt.
    B. Ta không tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế.
    C. Tương quan lực lượng giữa ta và Pháp quá chênh lệch.
    D. Tham gia kháng chiến chỉ là lực lượng vũ trang.
    Câu 22. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, việc Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản sau trận Trân Châu cảng (7 – 12 – 1941) đã
    A. đánh dấu bước ngoặt chiến tranh.
    B. đánh dấu sự hình thành Khối Đồng minh chống phát xít.
    C. làm thay đổi tính chất chiến tranh.
    D. làm cho chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.
    Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là
    A. giai cấp địa chủ phong kiến.
    C. thực dân phương Tây.
    B. chế độ độc tài thân Mĩ.
    D. chế độ phân biệt chủng tộc.
    Câu 24. Phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng vào đầu thế kỉ XX ở nước ta thực chất là
    A. cuộc cải cách toàn diện của giai cấp tư sản.
    C. phong trào tự lực khai hóa.
    B. cuộc cách mạng tư sản.
    D. cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.
    Câu 25. Tính sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam được biểu hiện rõ nét nhất ở việc xác định
    A. Nhiệm vụ cách mạng, đường lối chiến lược cách mạng.
    B. lãnh đạo cách mạng, lực lượng cách mạng.
    C. nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng.
    D. mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mang thế giới.
    Câu 26. Yếu tố khách quan nào làm nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?
    A. Chuyển biến trong tư tưởng của lực lượng trí thức phong kiến tiến bộ.
    B. Ảnh hưởng của các cuộc duy tân, cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc.
    C. Thất bại của phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.
    D. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
    Câu 27. Nhận đinh nào không đúng về cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
    A. Là kết quả của 15 năm chuẩn bị và đấu tranh.
    C. Tính chất dân chủ điển hình.
    B. Là cuộc cách mạng bạo lực.
    D. Kết hợp giữa đấu tranh ở nông thôn và thành thị.
    Câu 28. Mục đích lớn nhất của Đảng và Chính phủ ta khi phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất từ đầu năm 1953 là
    A. bồi dưỡng sức dân.
    C. thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
    B. xóa bỏ giai cấp địa chủ.
    D. thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
    Câu 29. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay ở Việt Nam?
    A. Kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao.
    B. Phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân.
    C. Xây dưng hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân vững mạnh.
    D. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
    Câu 30. Trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, phong trào tiêu biểu nhất là
    A. phong trào đấu tranh nghị trường.
    C. phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói.
    B. phong trào Đông Dương Đại hội.
    D. phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
    Câu 31. Các quốc gia ở khu vực nào của châu Á đã tuyên bố độc lập sớm nhất ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc?
    A. Đông Bắc Á.
    B. Đông Nam Á.
    C. Nam Á.
    D. Tây Á.
    Câu 32. Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 là
    A. khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
    B. chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam.
    C. thực dân Pháp buộc phải rút quân về nước.
    D. tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.
    Câu 33. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mất nước ta hồi cuối thế kỉ XIX là gì?
    A. Nhà Nguyễn không có khả năng tập hợp, đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
    B. Thực dân Pháp có lực lượng quân sự mạnh, quyết tâm xâm lược nước ta làm thuộc địa.
    C. Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ với giai cấp nông dân sâu sắc.
    D. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra rời rạc, phân tán.
    Câu 34. Mâu thuẫn nào là chủ yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
    A. Giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
    B. Giữa giai cấp nông dân với địa chủ.
    C. Giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến phản động.
    D. Giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
    Câu 35. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
    A. cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
    B. những cuộc biểu tình của công nhân kỉ niệm ngày Quốc tế lao động.
    C. Xô viết Nghệ - Tĩnh.
    D. cuộc bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy.
    Câu 36. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra từ sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1989 – 1991) có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay là gì?
    A. Xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp.
    C. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội.
    B. Quan tâm phát triển khoa học – kĩ thuật.
    D. Đề cao cảnh giác trước mọi thế lực thù địch.
    Câu 37. Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta là gì?
    A. Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
    B. Đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
    C. Sự lãnh đạo kịp thời của Đảng.
    D. Pháp tiến hành khủng bố, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
    Câu 38. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa Ấn Độ từ khi thành lập (năm 1950) đến nay là gì?
    A. Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
    B. Xâm lược, bành trướng lãnh thổ, phô trương sức mạnh quốc gia.
    C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và Tây Âu.
    D. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
    Câu 39. Nội dung có tính xuyên suốt trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930), Luận cương chính trị (10-1930) và báo cáo “Bản về cách mạng Việt Nam” (2-1951) của Đảng ta là gì?
    A. Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
    B. Cách mạng Việt Nam phát triển từ cách mạnh tư sản dân quyền đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    C. Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Đông Dương.
    D. Lực lượng cách mạng được xây dựng dựa trên tư tưởng đại đoàn kết dân tộc.
    Câu 40. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất” là phương châm của
    A. phong trào xóa nạn mù chữ.
    B. cuộc cải cách ruộng đất.
    C. cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
    D. cuộc cải cách giảo dục.

    Lời giải chi tiết

    12345
    CBDCD
    678910
    ACDBA
    1112131415
    ABCAA
    1617181920
    DDBDA
    2122232425
    CDBDC
    2627282930
    BCADB
    3132333435
    BDADC
    3637383940
    ACABD