Đề thi thử THPTQG 2019 môn Vật lý trường THPT Phú Bình – Thái Nguyên

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề thi thử THPTQG 2019 môn Vật lý trường THPT Phú Bình – Thái Nguyên

    Theo đúng như kế hoạch ôn tập Trung học Phổ thông Quốc gia năm học 2018 – 2019 mà nhà trường đã đề ra từ trước, thứ Bảy ngày 02 tháng 03 năm 2019, thầy và trò trường THPT Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lý lần thứ nhất dành cho học sinh lớp 12, đây là kỳ thi không thể thiếu trước khi các em bước vào kỳ thi chính thức THPT Quốc gia môn Vật lý năm học 2018 – 2019. Thông qua kỳ thi thử này, các em sẽ được bước vào một kỳ thi hoàn toàn tương tự với kỳ thi THPT Quốc gia 2019 môn Vật lý, qua đó các em sẽ được làm quen với cách thức tổ chức thi, biết được cấu trúc đề, các dạng bài Vật lý và được rèn luyện, củng cố kiến thức môn Vật lý … để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất về kiến thức lẫn tâm lý để bước vào kỳ thi chính thức THPT Quốc gia 2019 môn Vật lý.

    Đề thi thử THPTQG 2019 môn Vật lý trường THPT Phú Bình – Thái Nguyên được biên soạn dựa trên cấu trúc đề minh họa THPT Quốc gia môn Vật lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề có mã đề 134, đề gồm 04 trang với 40 câu dạng trắc nghiệm khách quan, học sinh làm bài thi Vật lý trong khoảng thời gian 50 phút (không kể thời gian giám thị coi thi phát đề), đề thi có đáp án.

    Trích dẫn đề thi thử THPTQG 2019 môn Vật lý trường THPT Phú Bình – Thái Nguyên:
    + Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì?
    A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
    B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
    C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
    D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.
    + Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là đại lượng?
    A. không đổi, có giá trị như nhau đối với tất cả các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím.
    B. thay đổi, chiết suất là lớn nhất đối với ánh sáng tím và nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ.
    C. thay đổi, chiết suất là lớn nhất đối với ánh sáng đỏ và nhỏ nhất đối với ánh sáng tím.
    D. thay đổi, chiết suất lớn nhất đối với ánh sáng màu lục và nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ.
    + Trong một mạch dao động LC, điện tích trên một bản tụ biến thiên theo phương trình q = q0.cos(wt – pi/2). Như vậy:
    A. Tại các thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau.
    B. Tại các thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau.
    C. Tại các thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau.
    D. Tại các thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU