Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 - Đề số 22

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

    BÀI THI: MÔN LỊCH SỬ

    (Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)​



    Câu 1. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện gì?

    A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.

    B. Định ước Henxinki năm 1975.

    C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Góocbachốp tại đảo Manta (12/1989).

    D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).



    Câu 2. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là

    A. trở thành các nước độc lập , thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc.

    B. trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.

    C. trở thành một khu vưc̣ hòa bình, hợp tác, hữu nghi.̣

    D. có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.



    Câu 3. Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    A. Angiêri.

    B. Ai Cập .

    C. Ghinê.

    D. Tuynidi.



    Câu 4. Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là

    A. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia.

    B. Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia, Brunây.

    C. Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia.

    D. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Inđônêxia.



    Câu 5. Lic̣h sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi”. Vìsao?

    A. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập .

    B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan ra.̃

    C. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.

    D. Chủ nghiã thực dân sụp đổ ở châu Phi.



    Câu 6. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

    A. Mĩ- Anh - Pháp.

    B. Mĩ- Liên Xô – Nhật Bản.

    C. Mĩ- Tây Âu – Nhật Bản.

    D. Mĩ- Đức – Nhật Bản.



    Câu 7. Theo quy định của Hội nghị I - an - ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    A. Liên Xô.

    B. Anh.

    C. Mĩ.

    D. Pháp.



    Câu 8. Tháng 3-1947, Tổng thống Tơ – ru - man của Mĩ chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm mục đích gì?

    A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

    B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.

    C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

    D. Chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La - tinh.



    Câu 9. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc

    A. hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên tư bản chủ nghĩa.

    C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.



    Câu 10. Nguyên nhân sâu xa nhất đưa đến sự tan rã của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

    A. Do đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp.

    B. Không bắt kịp bước tiến của khoa học kĩ thuật.

    C. Sai lầm trong quá trình cải tổ.

    D. Sự chống phá của các thế lực thù địch.



    Câu 11. Tổ chức Hiệp ước Vacsava là đối trọng với khối quân sự nào?

    A. Khối SEATO.

    B. Khối CENTO.

    C. Khối ANZUS.

    D. Khối NATO.



    Câu 12. Trong sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

    A. Biết tận dụng và khai thác các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

    B. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các nghành kĩ thuật then chốt.

    C. “Len lách”, xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

    D. Phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản.



    Câu 13. Hiện nay Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên Hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?

    A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

    B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

    C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

    D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc



    Câu 14. Hoạt động tiêu biểu nhất của Việt Nam Quốc dân Đảng là

    A. ám sát trùm mộ phu Badanh.

    B. bất hợp tác với Pháp.

    C. khởi nghĩa Yên Bái.

    D. vận động binh lính khởi nghĩa.



    Câu 15. Tổ chức Cộng sản được thành lập vào tháng 6-1929 là

    A. An Nam Cộng sản đảng.

    B. Tân Việt Cách mạng đảng.

    C. Đông Dương Cộng sản đảng.

    D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn



    Câu 16. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 là

    A. một tất yếu của lịch sử.

    B. một yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.

    C. bước phát triển mới của phong trào nông dân.

    D. kết quả của sự hợp nhất các tổ chức cách mạng.



    Câu 17. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu đánh giá về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

    “ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng ...(1) sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. ...(2) là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này”.

    A. giải phóng dân tộc – Độc lập và tự do.

    B. giải phóng nhân dân – Độc lập và tự do.

    C. giải phóng dân tộc – Độc lập và hạnh phúc.

    D. giải phóng nhân dân – Độc lập và sáng tạo.



    Câu 18. Giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là

    A. giai cấp nông dân.

    B. giai cấp công nhân.

    C. tầng lớp tiểu tư sản.

    D. giai cấp tư sản dân tộc.



    Câu 19. Hai mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1929 - 1933 là

    A. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.

    B. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, công nhân với tư sản mại bản.

    C. nông dân với phong kiến, công nhân với tư sản.

    D. công nhân với thực dân Pháp, nông dân với bọn tay sai



    Câu 20. Phong trào cách mạng nào sau đây đặt dưới sự lãnh đạo đầu tiên của Đảng?

    A. Phong trào cách mạng 1930-1931.

    B. Phong trào dân chủ 1936-1939.

    C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945.

    D.Cao trào kháng Nhật cứu nước đầu năm 1945.



    Câu 21. Sự kiện lịch sử nào dưới đây không tác động tới phong trào dân chủ 1936 – 1939?

    A. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

    B. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền đầu những năm 30 của thế kỷ XX

    C. Đại hội VII của Quốc tế cộng sản họp tại Maxcơva (tháng 7/1930).

    D. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (tháng 6/1936).



    Câu 22. Hiệp định Giơ-ne-vơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp song chưa trọn vẹn vì

    A. Việt Nam chỉ được giải phóng miền Bắc.

    B. ba nước Đông Dương chưa được hưởng quyền dân tộc .

    C. Hiệp định không công nhận quyền tự do của Việt Nam.

    D. chưa đề cập tới các quyền dân tộc cơ bản của cả 3 nước Đông Dương.



    Câu 23. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Hiệp định Giơ-ne-vơ 21-7-1954 là

    A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

    B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

    C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

    D. không vi phạm chủ quyền dân tộc.



    Câu 24. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời khi nào?

    A. 22 /12/1960.

    B. 20/12/1960.

    C. 24/12/1960.

    D. 28/12/1960.



    Câu 25. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam với vai trò là

    A. hậu phương lớn.

    B. tiền tuyến lớn.

    C. điểm trọng yếu .

    D. mặt trận quan trọng.



    Câu 26. Ý nghĩa lịch sử của việc kí kết Hiệp định Pari năm 1973 đối với nhân dân Việt Nam là

    A. Việt Nam hoàn toàn độc lập.

    B. Kết thúc thắng lợi của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

    C. Khẳng định thắng lợi to lớn của nhân dân ba nước Đông dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

    D. Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.



    Câu 27. Sự kiện nào có ý nghĩa “từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam”?

    A. giải phóng Tây Nguyên.

    B. giải phóng Huế.

    C. giải phóng Đà Nẵng.

    D. giải phóng Phan Rang.



    Câu 28. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại

    A. Hà Nội.

    B. Sài Gòn.

    C. Huế.

    D. Tuyên Quang.



    Câu 29. “Gấp rút tập trung quân Âu – Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời ra sức phát triển ngụy quân”. Đó là một trong 4 điểm chính của kế hoạch nào?

    A. Rơve.

    B. Nava.

    C. ĐờLátđơ – Tátxinhi.

    D. Đờ cát.



    Câu 30. Trong bước một của kế hoạch quân sự Nava, chủ yếu làm gì?

    A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

    B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

    C. Tấn công chiến lược ở cả hai miền Bắc - Nam.

    D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.



    Câu 31. Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong đông – xuân 1953 – 1954?

    A. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.

    B. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.

    C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán.

    D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong đông – xuân 1953 - 1954.



    Câu 32. Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như: ... của thế kỉ XX?.

    A. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa

    B. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa

    C. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm – Xoài Mút, một Đống Đa

    D. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa



    Câu 33. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

    A. Có vai trò quan trọng nhất.

    B. Có vai trò cơ bản nhất.

    C. Có vai trò quyết định nhất.

    D. Có vai trò quyết định trực tiếp.



    Câu 34. Chính sách nào của Mĩ – Diệm thể hiện chiến lược chiến tranh một phía ở miền Nam?

    A. Phế truất Bảo Đại điều Ngô Đình Diệm làm Tổng thống.

    B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.

    C. Thực hiện chính sách “Đả thực”, “Bài phong”, “Diệt cộng”.

    D. Mở chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng”, thi hành “Luật 10/59”, lê máy chém khắp miền Nam.



    Câu 35. Thắng lợi lịch sử tiêu biểu từ sau Hiệp định Giơnevơ 1954 đến năm 1975 là gì?

    A. Phong trào Đồng khởi 1959 - 1960.

    B. Chiến thắng Ấp Bắc 1963.

    C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

    D. Đại thắng mùa Xuân năm 1975.



    Câu 36. Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam?

    A. Aixenhao.

    B. Kennơđi.

    C. Giônxơn.

    D. Rudơven.



    Câu 37. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn tiến công bắt đầu từ chiến dịch

    A. Biên giới thu – đông 1950.

    B. Việt Bắc thu – đông 1947.

    C. Quang Trung 1951.

    D. cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.



    Câu 38. Sự kiện lịch sử nào đã tác động đến kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị?

    A. Chiến thắng Quảng Trị.

    B. Chiến thắng Buôn Ma Thuột.

    C. Chiến thắng Tây Nguyên.

    D. Chiến thắng Phước Long – đường 14



    Câu 39. Để ép ta nhân nhượng, kí một hiệp định do Mi đặt ra, Níchxơn đã cho máy bay B52 đánh vào đâu trong 12 ngày đêm năm 1972?

    A. Hà Nội, Nam Định.

    B. Hà Nội, Hải Phòng.

    C. Hà Nội, Thanh Hóa.

    D. Nghệ An, Hà Tĩnh.



    Câu 40. Nhân tố quyết định hàng đầu đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam là gi?

    A. Sự lãnh đạo của Đảng.

    B. Vai trò, sức mạnh của nhân dân.

    C. Sự giúp đỡ của các nước anh em.

    D. Tình đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương.

    ---------------------HẾT---------------------

    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI


    Câu 1 - A
    Câu 2 - C
    Câu 3 - B
    Câu 4 - C
    Câu 5 - C
    Câu 6 - C
    Câu 7 - C
    Câu 8 - A
    Câu 9 - C
    Câu 10 - A
    Câu 11 - D
    Câu 12 - A
    Câu 13 - C
    Câu 14 - C
    Câu 15 - C
    Câu 16 - A
    Câu 17 - A
    Câu 18 - B
    Câu 19 - A
    Câu 20 - A
    Câu 21 - A
    Câu 22 - A
    Câu 23 - D
    Câu 24 - B
    Câu 25 - A
    Câu 26 - D
    Câu 27 - A
    Câu 28 - A
    Câu 29 - C
    Câu 30 - A
    Câu 31 - B
    Câu 32 - D
    Câu 33 - D
    Câu 34 - D
    Câu 35 - D
    Câu 36 - B
    Câu 37 - A
    Câu 38 - D
    Câu 39 - B
    Câu 40 - A