Đi dọc kinh tuyến 108oĐ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua đâu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    Đi dọc kinh tuyến 108oĐ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua:
    - Các cao nguyên nào?
    - Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này?

    01.jpg

    Lời giải chi tiết

    a) Đi dọc kinh tuyến 108"Đ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên: Kon Tum, Đắk Lắc, Mơ Nông và Di Linh.
    b) Nhận xét về địa hình vùng nham thạch của các cao nguyên:
    - Tây Nguyên là khu vực nền cổ, bị nứt vỡ kèm theo phun trào mắc-ma vào thời kì Tân kiến tạo. Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với badan trẻ là các đá cổ Tiền Cambri.
    - Địa hình
    + Địa hình nhìn chung thấp dần từ Bắc xuống Nam, nơi cao nhất là đỉnh núi Ngọc Linh (2598m).
    + Sườn các cao nguyên dốc, thung lũng bị chia cắt sâu tạo thành các dòng sông lớn như S. Xê Xan, S. Đồng Nai.
    + Phía Bắc là các dãy núi cao trên 1200m, cao nhất là núi Ngọc Linh (2598m).
    + Ở giữa là các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt lượn sóng; độ cao từ 700 - 1000m.
    + Rìa cuối là khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết độ cao từ 0 - 200m.
    - Nham thạch: gồm các lớp: granit và biến chất, dadan, trầm trích.
    + Granit và biến chất chủ yếu ở khu vực núi cao từ dãy Bạch Mã đến núi Ngọc Linh.
    + Badan: phạm vi rộng lớn nhất, tập trung ở các khu vực cao nguyên badan rộng lớn (Pl aayku, Buôn Ma Thuật).
    + Cuối cùng là trầm tích: phân bố một phạm vi nhỏ ở rìa cuối lát cắt, khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết.