Địa lý 10 Bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

    1. Ngưng đọng hơi nước

    • Điều kiện ngưng đọng hơi nước:
    • Không khí chứa hơi nước đã bão hòa mà vẫn được cung cấp hơi nước hoặc không khí gặp lạnh.
    • Phải có hạt nhân ngưng đọng như khói, bụi, muối, ….
    2. Sương mù

    • Điều kiện hình thành:
      • Độ ẩm tương đối cao.
      • Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng.
      • Có gió nhẹ.
    3. Mây và mưa

    • Mây: Hơi nước gặp lạnh, ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ và tụ lại thành từng đám mây.
    • Mưa: Khi các hạt nước trong mây đủ lớn rơi được xuống mặt đất mưa.
    • Tuyết rơi: Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 00C, không khí yên tỉnh tuyết rơi.
    • Mưa đá: Nước mưa rơi ở thể rắn (băng).
    II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

    1. Khí áp

    • Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
    • Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
    2. Frông

    • Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.
    3. Gió

    • Gió mậu dịch: mưa ít.
    • Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
    • Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)
    4. Dòng biển

    • Tại vùng ven biển
    • Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).
    • Dòng biển lạnh: mưa ít.
    5. Địa hình

    • Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.
    • Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
    III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

    1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

    • Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).
    • Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa lớn).
    • Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (áp thấp, có gió tây ôn đới từ biển thổi vào).
    • Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).
    2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của Đại Dương

    • Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều.
    • Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng.
    • Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió không, ở phía nào.
    • Nguyên nhân: Phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh; gió thổi từ biển vào từ phía đông hay phía tây.