Địa lý 10 Ôn tập chương I - Bản đồ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    • Khái niệm bản đồ
      • Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí từ mặt đất lên mặt phẳng thông qua hệ thống các kí hiệu riêng có chọn lọc.
    • Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
    • Trong học tập
      Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
      Ví dụ: Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào?
      Thông qua bản đồ:
      Quy mô hình dạng các nước, các châu lục.
      Sự phân bố dân cư, trung tâm công nghiệp, núi, sông…
      Vị trí địa lí của đối tượng.
      →Bản đồ được xem là “cuốn sách thứ 2” trong học tập địa lí.
      2. Trong đời sống
      Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
      Bản đồ chỉ đường: giú người du lịch
      Dự báo thời tiết.
      Quân sự: xây dựng phương án tác chiến
      Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…).
    I. Các phép chiếu hình bản đồ

    1. Phép chiếu phương vị
    2. Phép chiếu hình nón
    3. Phép chiếu hình trụ
    Phép chiếu hình bản đồThể hiện trên bản đồ
    Các kinh tuyếnCác vĩ tuyếnKhu vực tương đối chính xácKhu vực kém chính xác
    Phương vị đứng Là những đoạn thẳng đồng qui ở cựcLà những vòng tròn đồng tâm ở cựcGần cựcXa cực
    Hình nón đứng Là những đoạn
    thẳng đồng qui ở cực
    Là những cung
    tròn đồng tâm
    Vĩ tuyến
    Trung bình
    Gần cực và
    gần xích đạo
    Hình trụ đứng Là những đường
    thẳng song song và vuông góc với nhau
    Là những đường
    thẳng song song và vuông góc với nhau
    Xung quanh
    xích đạo
    Xa xích đạo
    II. Phương pháp biểu hiện đối tượng trên bản đồ

    1. Phương pháp kí hiệu
    2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
    3. Phương pháp chấm điểm
    4. Phương pháp khoanh vùng
    5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
    Phương pháp biểu hiệnĐối tượng biểu hiệnKhả năng biểu hiện
    1. Phương pháp kí hiệu
    • Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
    • Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
    • Vị trí phân bố của đối tượng.
    • Số lượng của đối tượng
    • Chất lượng của đối tượng.
    2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
    • Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.
    • Hướng di chuyển của đối tượng.
    • Khối lượng của đối tượng di chuyển.
    • Chất lượng của đối tượng di chuyển.
    3. Phương pháp chấm điểm
    • Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.
    • Sự phân bố của đối tượng.
    • Số lượng của đối tượng.
    4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
    • Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân
    chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.
    • Số lượng của đối tượng.
    • Chất lượng của đối tượng.
    • Cơ cấu của đối tượng.
    Bài tập minh họa

    Câu hỏi 1: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?

    [​IMG]
    Trả lời:

    • Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh... Các nhà máy thủy điện ở Hòa Bình, ở Đa Nhim..., thấy được các trạm 220kV, 500kV...
    • Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang xây dựng.
    Câu hỏi 2: Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa?

    Trả lời:


    • Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.
    • Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (tọa độ địa lí), ở vào đới khí nào, chịu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế- xã hôi ra sao...
    Câu hỏi 3: Chứng minh rằng bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày?

    Trả lời:


    • Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.
    • Tìm đường đi, xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết... đều phải dựa vào bản đồ.
    • Làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng các trung tâm công nghệp, mở các tuyến đường giao thông... đều phải sử dụng bản đồ.