Địa lý 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
    • Có nhiều nhân tố: Tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử...
    • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
      • Vùng miền núi và trung du: Phát triển mô hình nông – lâm nghiệp, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
      • Vùng đồng bằng: trồng các cây ngắn ngày, nuôi gia cầm, gia súc nhỏ, nuôi trồng thủy sản.
    • Các nhân tố kinh tế – xã hội, lịch sử có tác động khác nhau:
      • Nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ, phân tán, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
      • Nền sản xuất hàng hóa, các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ chuyển biến.
    2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
    • Nước ta có 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến:
      • Vùng miền núi và trung du phía Bắc
      • Vùng đồng bằng ven sông Hồng.
      • Vùng Bắc Trung Bộ.
      • Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
      • Vùng Tây Nguyên.
      • Vùng Đông Nam Bộ.
      • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
    3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
    a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:
    • Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
    • Đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm và nông nghiệp, cho phép:
      • Khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên
      • Sử dụng tốt nguồn lao động
      • Tạo thêm việc làm
      • Giảm thiểu rủi do thị trường nông sản.
      • Làm tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
    b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.
    • Kinh tế trang trại phát triển từ Kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa NN thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa.
    • Các loại hình trang trại
      • Nuôi thuỷ sản: 30,1%
      • Trồng cây hàng năm: 28,7%
      • Trồng cây lâu năm: 20,1%.
      • Chăn nuôi: 14,7%.
      • Lâm nghiệp: 2,3%.