Địa lý 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Thương mại
    a. Nội thương
    • Sau khi thống nhất đất nước đến nay, đã hình thành thị trường thống nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
    • Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
    • Có sự chuyển biến tích cực theo nền kinh tế thị trường:
      • Khu vực nhà nước giảm.
      • Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
    • Phân bố không đều:
      • Tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển
      • Các trung tâm buôn bán lớn nhất cả nước: Hà Nội, TP.HCM.
    b. Ngoại thương
    • Thị trường ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa
    • Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO.
    • Quy mô/kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng
    • Trước đổi mới nước ta là một nước nhập siêu.
    • Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối.
    • Từ 1993 đến nay nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước đổi mới.
    • Xuất khẩu:
      • Mặt hàng xuất khẩu: chủ yếu là khoáng sản, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thuỷ sản.
      • Tuy nhiên tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm.
      • Thị trường mở rộng: lớn nhất là Mỹ, sau đó là Nhật bản, Trung quốc.
    • Nhập khẩu:
      • Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng lên khá mạnh
      • Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, một phần nhỏ hàng tiêu dùng
      • Thị trường chủ yếu là châu Á Thái Bình Dương và châu Âu.
    2. Du lịch
    a. Tài nguyên du lịch
    • Khái niệm: Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mạn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
    • Phân loại
    • Tài nguyên du lịch tự nhiên:
      • Địa hình: có 125 bãi biển, 2 di sản thiên nhiên thế giới, 200 hang động.
      • Khí hậu: đa dạng, phân hóa.
      • Nước: sông, hồ; nước khoáng; nước
      • Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy hải sản.
    • Tài nguyên du lịch nhân văn:
      • Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn được xếp hạng); 3 di sản văn hóa vật thể và 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (Cố đô Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12-1999).)
      • Lễ hội: Quanh năm; tập trung vào các mùa xuân
      • Tài nguyên khác: làng nghệ; văn nghệ dân gian; ẩm thực…
    b. Tình hình phát triển và phân bố du lịch theo lãnh thổ
    • Ngành du lịch nước ta ra đời từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90
    • Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh, đến 2004 có 2,93 triệu lượt khách quốc tế và 14,5 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 26.000 tỉ đồng.
    • Các trung tâm du lịch lớn:
      • Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ
      • Các trung tâm du lịch lớn nhất: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng
      • Ngoài ra, một số trung tâm du lịch quan trọng khác như: Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang…