Địa lý 6 Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Núi và độ cao của núi
    • Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao 500m so với mực nước biển. Chỗ giáp giữa núi và mặt đất là chân núi. Sườn núi càng dốc thì chân núi càng hiện rõ.
    • Độ cao tuyệt đối của núi được tính bằng khoảng cách chênh lệch từ mực nước biển.
      • Tuyệt đối: 1500m
    • Độ cao tương đối được tính bằng khoảng cách chênh lệch từ đỉnh núi đến chân núi.
      • Tương đối: 1000m, 500m
        • Có 3 bộ phận: Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)
        • Phân loại núi:
          • Núi thấp: Dưới 1000m
          • Núi trung bình: từ 1000m-2000m
          • Núi cao: Từ 2000m trở lên.
    2. Núi già, núi trẻ

    a. Núi già
    • Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
    • Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
    • Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
    • Ví dụ: Dãy Uran, dãy Xcandinavi, ãy Apalat…
    b. Núi trẻ
    • Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
    • Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
    • Ví dụ: Dãy Anpơ (Châu Âu), dãy Himalaya (Châu Á), dãy Anđét (Châu Mĩ)…
    ♦ Tóm tắt bảng:

    [​IMG]

    3. Địa hình cacxtơ và các hang động

    • Địa hình cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
    • Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
    • Hang động: là những cảnh đẹp tự nhiên.
    • Hấp dẫn khách du lịch.
    • Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
    • Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)…
    Theo LTTK Education tổng hợp