Địa lý 6 Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

    [​IMG]
    (Hình 24: Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày Hạ chí và Đông chí)​
    • Trong khi quay quanh Mặt Trời, thì Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
    • Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
    • Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
    • Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.
    [​IMG]
    (Hình 25. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau)​

    2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa


    NgàyVĩ độSố ngày có ngày dài 24hSố ngày có đêm dài 24hMùa
    22/666o33’B
    66o33’N
    11Hạ, Đông
    22/1266o33’B
    66o33’N
    11Đông, Hạ
    21/3-23/9Cực Bắc
    Cực Nam
    186 (6 tháng)186 (6 tháng)Hạ, Đông
    23/9-21/3Cực Bắc
    Cực Nam
    186 (6 tháng)186 (6 tháng)Đông, Hạ
    Kết luậnMùa Hè
    1-6 tháng
    Mùa Đông
    1-6 tháng

    Bài tập minh họa


    Câu hỏi 1: Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:

    Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và 22-12?
    Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo?
    Trả lời:
    • Ngày 22-6:
      • Nửa cầu Bắc: điểm A, B có ngày dài hơn đêm.
      • Nửa cầu Nam: điểm A’, B’ có ngày ngắn hơn đêm.
    • Ngày 22-12:
      • Nửa cầu Bắc: điểm A, B có ngày ngắn hơn đêm.
      • Nửa cầu Nam: điểm A’, B’ có ngày dài hơn đêm.
      • Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo:
    • 22/6: điểm C có ngày dài, đêm ngắn
    • 22/12: điểm C có ngày ngắn, đêm dài.
    Câu hỏi 2: Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:

    Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường gì?
    Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?
    Trả lời:
    • Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ có:
      • Ngày dài suốt 24g (ngày địa cực)
      • Đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
      • Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường Vòng cực Bắc và Vòng cực Nam.
    • Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực sẽ có:
      • 6 tháng đêm
      • 6 tháng ngày
    Câu hỏi 3: Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong các ngày 22-6 và 22-12.

    Trả lời:

    • Chỉ phân tích ở bán cầu Bắc:
      • Vào ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
      • Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì có hiện tượng đêm dài ngày ngắn.
    Câu hỏi 4: Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.

    Trả lời:

    • Ở Xích đạo: ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
    • Càng xa Xích đạo: ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
    • Từ vòng cực về phía cực: ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
    • Riêng ở Cực: có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.
    → Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và ảnh hưởng gián tiếp đến mọi sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người.

    Theo LTTK Education tổng hợp