Địa lý 7 Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Hoạt động kinh tế
    • Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là chăn nuôi du mục và trồng trọt trong các ốc đảo.
    • Hoạt động kinh tế hiện đại: Ngày nay các tiến bộ kinh tế khoan sâu…con người đang tiến vào khai thác hoang mạc. Hoạt động du lịch cũng tương đối phát triển.
    2. Hoang mạc ngày càng mở rộng
    • Nguyên nhân:
      • Do cát lấn, do thời kì khô hạn kéo dài
      • Do con người khai thác cây xanh quá mức, khai thác đất bị cạn kiệt ko được đầu tư cải tạo.
    • Hậu quả: Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
    • Biện pháp:
      • Khai thác nước ngầm bằøng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào.
      • Trồng cây gây rừng để chống lại cát bay và cải thiện điều kiện khí hậu.
    Bài tập minh họa

    Bài tập 1:

    Nêu một số thí dụ cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới.
    • Trong các nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
    Bài tập 2:

    Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.
    • Hoạt động kinh tế cổ truyền: Dựa vào sự thích nghi của con người với môi trường hoang mạc khắc nghiệt, các hoạt động như chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo, chuyên chở hàng hoá và buôn bán.
    • Hoạt động kinh tế hiện đại: Con người cải tạo hoang mạc như đưa nước tới bằng kênh đào hay giếng khoan để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô thị, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch,
    Bài tập 3:

    Biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.
    • Đào giếng nước cổ truyền, đào kênh mương dẫn nước, sử dụng kĩ thuật khoan sâu để khai thác hoang mạc.
    • Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc, hạn chế quá trình hoang mạc hoá.
    Theo LTTK Education tổng hợp