Địa lý 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Giai đoạn Tiền Cambri

    • Cách đây 570 triệu năm
    • Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ
    • Có một số mảng nền cổ
    • Sinh vật rất ít và đơn giản
    • Điểm nổi bật: Lập nền móng sơ khai của lãnh thổ
    2. Giai đoạn Cổ kiến tạo

    • Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm.
    • Phần đất liền là chủ yếu, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp.
    • Sinh vật chủ yếu: Bò sát, khủng long và cây hạt trần.
    • Cuối Trung Sinh ngoại lực chiếm ưu thế → địa hình bị san bằng
    • Đặc điểm nổi bật: phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ
    3. Giai đoạn Tân kiến tạo

    • Cách đây 25 triệu năm
    • Vận động tạo núi Himalia diễn ra mãnh liệt.
    • Điểm nổi bật: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật.
    Bài tập minh họa

    Câu 1:

    • Tại sao giai đoạn tiền Cambri lại được coi là giai đoạn cổ nhất, diễn ra trong một phạm in rất hẹp ở nước ta.
    • Trả lời:
      • Những mảng nền cổ được hình thành trong giai đoạn tiền Cambri:
        • Việt Bắc
        • Kon Tum
        • Sông Mã
        • Pu Hoạt
      • Giai đoạn này kết thúc cách đây khoảng 570 triệu năm, khi đó đại bộ phận nước ta là biển, chỉ có một số nền cổ được nổi lên trên mặt biến nguyên thuỷ.
    Câu 2:

    • Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay.
      • Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
      • Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa.
      • Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.
      • Mở rộng Biển Đông.
      • Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn…