Địa lý 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Đặc điểm sông ngòi

    • Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng…) nhưng phân bố không đều.
    • Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp:
      • Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
      • Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
      • Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
      • Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan.
    • Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
    2. Các đới cảnh quan tự nhiên

    [​IMG]
    • Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại.
    • Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.
    • Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.
    • Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
    • Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu…
    • Ngày nay, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đều bị con người khai phá, biến thành đồng ruộng, khu dân cư và khu công nghiệp. Vì vậy bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.
    3. Những thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á

    • Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng, phong phú, nhiều khoáng sản trữ lượng lớn, tài nguyên năng lượng đa dạng.
    • Khó khăn: Núi non hiểm trở, nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bất thường.