Địa lý 8 Bài 30: Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    Căn cứ vào hình 28.1 (trang 103 SGK 8), hình 33.1 (trang 118 SGK 8) hoặc bản đồ địa hình trong Atlat Việt Nam, em hãy cho biết

    [​IMG]
    (Hình 28.1 Lược đồ địa hình Việt Nam)
    Câu 1:

    • Đi theo vĩ tuyến 22oB, từ biên giới Việt Lào đến biên giới Việt Trung, ta phải vượt qua:
    • Các dãy núi nào?
    • Các dòng sông lớn nào?
    Câu 2:

    • Đi dọc kinh tuyến 108oĐ (hình 30.1 trang 109 SGK 8), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua:
    [​IMG]
    Hình 30.1. Lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 108oĐ, từ Bạch Mã tới Phan Thiết
    • Các cao nguyên nào?
    • Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này?
    Câu 3:

    • Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn nào?
    • Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông bắc nam như thế nào? Cho ví dụ.
    ♦ Hướng dẫn trả lời:

    Câu 1: Đi theo vĩ tuyến 22oB, từ biên giới Việt Lào đến biên giới Việt Trung


    [​IMG]
    (Đường vĩ tuyến 22)
    • Đi theo vĩ tuyến 22oB, từ biên giới Việt Lào đến biên giới Việt Trung, ta phải vượt qua:
      • Vượt qua các dãy núi:
        • Pu Đen Đinh
        • Hoàng Liên Sơn
        • Con Voi
        • cánh cung sông Gâm
        • cánh cung Ngân Sơn
        • cánh cung Bắc Sơn.
      • Vượt qua các dòng sông lớn:
        • sông Đà
        • sông Hồng
        • sông Chảy
        • sông Lô
        • sông Gâm
        • sông cầu
        • sông Kì Cùng.
    Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 108oĐ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết

    [​IMG]
    (Hình 28.1 Lược đồ địa hình Việt Nam)
    • Đi dọc kinh tuyến 108oĐ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua:
      • Đi dọc kinh tuyến 108oĐ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên: Kon Tum, Đắk Lắc, Mơ Nông và Di Linh.
    • Nhận xét về địa hình vùng nham thạch của các cao nguyên:
      • Tây Nguyên là khu vực nền cổ, bị nứt vỡ kèm theo phun trào mắc-ma vào thời kì Tân kiến tạo. Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với badan trẻ là các đá cổ Tiền Cambri. Do độ cao khác nhau nên được gọi là những cao nguyên xếp tầng. Sườn các cao nguyên rất dốc đã biến các dòng sông, dòng suối thành những thác nước hùng vĩ như Pren, Cam-li, Pông-gua…
      • Ngoài ra còn có đá Gra-nit và đá biến chất. Một phần nhỏ ven biển Phan Thiết là đá trầm tích.
    Câu 3:

    [​IMG]
    (Hình 28.1 Lược đồ địa hình nước ta)
    • Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn:
      • Sài Hồ (Lạng Sơn),
      • Tam Điệp (Ninh Bình),
      • Ngang (Hà Tĩnh – Quảng Bình),
      • Hải Vân (Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng),
      • Cù Mông (Bình Định – Phú Yên),
      • Cả (Phú Yên – Khánh Hòa).
    • Các đèo này có ảnh hưởng lớn tới giao thông vận tải giữa các vùng, các tỉnh từ Bắc vào Nam.
    • Gây trở ngại lớn đối với GT đường bộ, đường sắt. Dễ gây ra tai nạn giao thông, nhất là đối với các phương tiện GT đường bộ khi vượt đèo.