Địa lý 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Đặc điểm chung

    a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

    • Chảy theo hai hướng chính Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung.
    • Chế độ nước sông có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt.
    • Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
    • 93% các sông nhỏ và ngắn.
    • Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
    b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung.

    c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.


    • Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
    • Lượng nước chiếm 70 80% lượng nước cả năm.
    d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

    • Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
    • Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.
    2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

    a. Giá trị của sông ngòi.

    • Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…
    • Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.
    • Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực
    • Thuỷ sản.
    • Giao thông, du lịch….
    b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

    • Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.
    • Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm
    c. Biện pháp

    • Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
    • Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.
    • Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.
    • Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi
    Bài tập minh họa

    Câu 1: Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt.

    • Xây các hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).
    • Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:
      • Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.
      • Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.
      • Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.
    Câu 2: Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em.

    • Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt
    • Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.
    • Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.
    • Liên hệ ở địa phương: về chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình thường đưa trực tiếp phân và nước tiểu chưa qua xử lí đổ vào sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước…