Địa lý 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Giá trị của tài nguyên sinh vật

    a. Kinh tế

    • Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng
    • Thực phẩm, lương thực
    • Thuốc chữa bệnh
    • Bồi dưỡng sức khoẻ
    • Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp
    b. Văn hoá, du lịch

    • Sinh vật cảnh
    • Tham quan, du lịch
    • An dưỡng, chữa bệnh
    • Nghiêm cứu khoa học
    • c. Môi trường sinh thái
    • Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí
    • Giảm ô nhiễm môi trường
    • Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán
    • Ổn định độ phì của đất
    2. Bảo vệ tài nguyên rừng

    • Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng
    • Tỉ lệ che phủ của rừng thấp : 33- 35% diện tích tự nhiên
    • Biện pháp bảo vệ rừng :
      • Trồng rừng, pủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.
      • Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác
      • Bảo vệ rừng đầu nguồn.
    3. Bảo vệ tài nguyên động vật

    • Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng
    • Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
    Bài tập minh họa

    Câu 1: Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta.

    • Khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.
    • Khai thác, chặt phá rừng bừa bãi để lấy củi.
    • Tập quán du canh, du cư.
    • Mở rộng diện tích đất nông nghiệp (trồng cây lâu năm ở Tây Nguyên, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long).
    • Cháy rừng (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long).
    • Xây dựng cơ bản.
    • Buôn bán các loài quý hiếm.
    • Dân số tăng nhanh, di dân và đói nghèo.
    • Chính sách kinh tế vĩ mô: đội ngũ cán bộ quản lí, bảo vệ rừng còn thiếu về số lượng và cơ sở vật chất, hình thức xử lí vi phạm còn chưa nghiêm khắc.
    • Người dân chưa nhận thức được giá trị của rừng nên chưa ý thức được trồng rừng và bảo vệ rừng một cách hợp lí.
    • Công nghệ khai thác còn lạc hậu dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất cao và gây lãng phí tài nguyên rừng.
    • Chiến tranh: Trong chiến tranh hóa học (1961 1971), Mỹ đã rải chất độc hóa học xuống 3.104 nghìn ha rừng và làm mất mát sản lượng gỗ ước tính 82.830 nghìn m3.
    Câu 2: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:

    • Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống.
    • Bảo vệ môi trường sinh thái.
    • Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống:
      • Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…
      • Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
      • Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…
    • Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
      • Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
      • Bảo vệ đất, chống xói mòn.
      • Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng…