Địa lý 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Các dân tộc ở Việt Nam

    • Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán....
    • Dân tộc Việt có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học - kĩ thuật.
    • Dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống.
    • Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
    • Đặc điểm của dân tộc Việt và dân tộc ít người có kinh nghiệm sản xuất và nghề truyền thống
      • Dân tộc kinh (Việt) có số dân đông nhất: chiếm 86,2% có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp, công nghiệp , dịch vụ và có khoa học kĩ thuật.
      • Dân tộc ít người: Các dân tộc khác ít người: chiếm 13,8%. Chủ yếu là trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm thủ công tiêu biểu của từng dân tộc (dệt thổ cẩm - dân tộc Tày, Thái; làm gốm - dân tộc Chăm: làm đường thốt nốt - dân tộc Khơ-me…).
    2. Phân bố các dân tộc

    a. Dân tộc Việt (Kinh)

    • Dân tộc Kinh phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
    b. Các dân tộc ít người

    • Dân tộc ít người. Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
    • Miền núi và cao nguyên là nơi cư trú của dân tộc ít người.
      • Trung du miền núi Bắc bộ nơi cư trú của 30 dân tộc Tày, Nùng Thái, Mường , Dao, Núi cao Mông...
      • Trường Sơn -Tây Nguyên có 20 dân tộc ít người: Ê đê, Gia rai (Kom Tum) và Gia Lai. Người Cơ Ho ở Lâm Đồng.
      • Cực Nam Trung Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ me xen kẽ với người việt. Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Cùng với sự phát triển của đất nước, các dân tộc ít người có thay đổi:
      • Định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, khai thác tiềm năng du lịch.
      • Giáo dục: Tinh thần đoàn kết góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc.