Địa lý 9 Bài 4: Lao động việc làm. Chất lượng cuộc sống

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Nguồn lao động và sử dụng lao động

    1. Nguồn lao động

    • Dân số nước ta có khoảng 80,9 triệu người (2003) trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là khoảng 58.4% vì thế nước ta có lực lượng lao động dồi dào với hơn 40 triệu lao động
    • Nhiều kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh, thông minh, sáng tạo, cần cù.
    • Hạn chế của lao động nước ta: trình độ chuyên môn chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo nghề, ít được tiếp thu khoa học kĩ thuật, sức khỏe yếu….
    2. Sử dụng lao động

    • Lao động trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp đang giảm dần. Lao động trong công nghiệp và xây dựng đang tăng nhưng tăng nhanh nhất là lao động trong ngành dịch vụ
    • Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh.
    II. Vấn đề việc làm

    • Thuận lợi khi xây dựng cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất, giá nhân công rẻ…
    • Khó khăn: Vấn đề giải quyết việc làm khó khăn vì nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, mỗi năm yêu cầu phải có thêm 1 triệu việc làm cho 1 triệu người đến tuổi lao động
    • Thời gian lao động ít nhất là ở khu vực nông thôn: đạt 77,7%
    • Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao: đạt khoảng 6%.
    III. Chất lượng cuộc sống

    • Đảng và nhà nước đã và đang có sự quan tâm đến đời sống và cải thiện đời sống cho nhân dân bằng nhiều chính sách mới: Xóa đói giảm nghèo, cho vay vốn phát triển sản xuất, quỹ ủng hộ người nghèo…
    • Trước cách mạng tháng 8 và trong chiến tranh: đói nghèo, bệnh tật, thu nhập thấp, mù chữ.
    • Ngày nay: Sau 20 năm đổi mới bộ mặt đời sống đã có nhiều thay đổi:
    • Người biết chữ đạt 90.3%
    • Ttuổi thọ bình quân đạt 67,5 tuổi (Nam) và 74 tuổi (Nữ)
    • Thu nhập trung bình đạt trên 400 USD/ năm.
    • Chiều cao thể trọng đều tăng…
    Bài tập minh họa

    Bài tập: Dựa vào hình 4.1 (trang 15 SGK Địa lý 9), hãy:

    1. Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.
    2. Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì.
    [​IMG]
    (Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%))
    Trả lời:

    1. Cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn
    • Nhận xét
      • Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2003 chiếm 75,8% tổng số lao động.
      • Thành thị có tỉ lệ lao động thấp hơn nhiều so với nông thôn, năm 2003 chiếm 24,2%.
      • Lao động nước ta có sự phân bố không đồng đều.
    • Giải thích:
      • Do đặc điểm và tính chất của nền kinh tế của nước ta là nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, việc cơ giới hoá nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên vẫn còn sử dụng một lực lượng lao động đông. Do đó đa số người dân của nước ta vẫn phải sinh sống ở nông thôn Gắn với sản xuất nông nghiệp.
      • Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra nhanh , nhưng trình độ đô thị hoá còn thấp, quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đô thị vẫn còn đang tiếp diễn. Hơn nữa đa số các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ… nên số lao động thành thị của nước ta vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả nước.
    2. Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động nước ta
    • Lực lượng lao động của nước ta còn có nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn và tay nghề, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Số lao động không qua đào tạo còn chiếm một tỉ lệ cao trong tổng số lao động, năm 2003 chiếm tới 78,8%.
    • Lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm có 21,2%, thấp hơn nhiều lần tỉ lệ lao động không qua đào tạo.
    • Giải pháp để nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động nước ta.
    • Mở các trung tâm đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề ở các địa phương.
    • Tư vấn lao động và tìm kiếm việc làm cho người lao động.
    • Có kế hoạch đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề.