Địa lý 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    • GDP của ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần
    • Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ tăng lên. Khu vực Dịch vụ đã chiến tỉ trọng khá cao nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều biến động
    • Quá trình tăng trưởng của nền kinh tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta đang diễn ra nhanh. Chú trọng xây dựng nền kinh tế về cơ bản là công nghiệp và giảm dần tỉ trọng của nông lâm ngư nghiệp.
    • Thành phần kinh tế được mở rộng: Quốc doanh, tập thể, tư nhân, liên doanh – liên kết đang phát triển mạnh mẽ. Giảm dần sự phụ thuộc vào kinh tế Nhà nước.
    • Hiện nay chúng ta đã có 7 vùng kinh tế trong đó có ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    • Mục đích: Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lợi từ thiên nhiên vào sản xuất đảy mạnh chuyên môn hóa tạo năng suất cao trong lao động và sản xuất.
    2. Những thành tựu và thách thức

    • Thuận lợi
      • Tăng trưởng kinh tế vững chắc trên 7%/năm
      • Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa.
      • Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
      • Phát triển nền sản xuất hướng ra xuất khẩu và thu hút đầu tư.
    • Khó khăn và thách thức
      • Vượt qua nghéo nàn, lạc hậu. Rút ngắn khoảng cách đói nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội
      • Tài nguyên đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức
      • Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục còn nhiều hạn chế…
      • Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
    Bài tập minh họa

    Câu hỏi:

    Dựa trên hình 6.2 (trang 21 SGK Địa lý), hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm.

    Trả lời:


    • Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
      • Các trung tâm công nghiệp: lớn nhất là Hà Nội (120 nghìn tỉ đồng); Hải Phòng (40-120 nghìn tỉ đồng); Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long (9-40 nghìn tỉ đồng), Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả (dưới 9 nghìn tỉ đồng).
      • Các ngành công nghiệp, các nhà máy điện, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, di sản thiên nhiên thế giới…
      • GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, trong đó Hà Nội (cũ) (trên 50 triệu đồng), Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc (15-20 triệu đồng) và các tỉnh còn lại là 10-15 triệu đồng.
      • Biểu đồ hình tròn thể hiện Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.
    • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
      • Các trung tâm công nghiệp: lớn nhất là Đà Nẵng (9-40 nghìn tỉ đồng); Huế, Quãng Ngãi, Quy Nhơn (dưới 9 nghìn tỉ đồng).
      • Các ngành khai thác titan, vật liệu xây dựng, các nhà máy thủy điện, các khu kinh tế ven biển.
      • Các cảng biển, đường sắt, đường ôtô, các di sản văn hóa thế giới (Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, Cố đô Huế)
      • GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, lớn nhất là Đà Nẵng (15-20 triệu đồng) và các tỉnh còn lại là 6-10 triệu đồng, dưới 6 triệu đồng.
      • Biểu đồ hình tròn thể hiện Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.
    • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
      • Các trung tâm công nghiệp: lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (120 nghìn tỉ đồng); Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu (40-120 nghìn tỉ đồng); Mỹ Tho, Tân An (dưới 9 nghìn tỉ đồng).
      • Các nhà máy điện, khu kinh tế cửa khẩu, các ngành công nghiệp, các điểm khai thác dầu khí…
      • GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, cao nhất là Bà Rịa-Vũng Tàu (trên 50 triệu đồng); TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương (20-50 triệu đồng); Đồng Nai, Biên Hòa (15-20 triệu đồng); Bình Phước, Long An, Tiền Giang (10-15 triệu đồng) và thấp nhất là Tây Ninh (6-10 triệu đồng)
      • Biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.