Đừng hôn trẻ, để bé tránh nhiễm loại virus có khả năng lây lan rất mạnh này

  1. Tác giả: LTTK CTV21
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Virus này là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Đây cũng là thủ phạm hàng đầu gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ dưới 2 tuổi.

    Mỗi ngày Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) sàng lọc 50 – 70 trẻ kiểm tra virus hợp bào đường hô hấp RSV, 40% trẻ trong số đó có kết quả dương tính với virus.
    Giao mùa là thời điểm virus hợp bào hô hấp (RSV - Respiratory Syncytial Virus) và các virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh. Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, năm 2018, số lượng trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản viêm phổi do nhiễm virus RSV tăng đột biến. Bệnh nhi nhập viện chủ yếu là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

    anh-chup-man-hinh-2018-09-14-luc-133558-1536906977566477095826.png
    Trong gần 150 trẻ đang điều trị tại khoa, có đến 20 ca mắc viêm phổi do nhiễm virus RSV.
    BS Đinh Xuân Hoàng, Phó trưởng khoa Nội – Nhi – Đông y, cho biết: Trong gần 150 trẻ đang điều trị tại khoa, có đến 20 ca mắc viêm phổi do nhiễm virus RSV.
    Virus RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Nhiễm RSV là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng tập trung vào các thời điểm giao mùa.
    Biểu hiện của bệnh thường dễ gây nhầm lẫn với cúm như: Trẻ chảy nước mũi, ho, khò khè, nếu kéo dài sẽ dẫn đến khó thở, suy hô hấp.
    Theo bác sỹ Hoàng những trẻ dễ mắc bệnh và có nguy cơ cao gồm: Trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân (suy dinh dưỡng bào thai), trẻ bị mắc các bệnh tim bẩm sinh và các bệnh suy giảm miễn dịch. Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám để được điều trị kịp thời.
    Virus RSV lây truyền dễ dàng từ người sang người qua tiếp xúc chạm phải chất dịch hoặc hít phải không khí có nhiễm virus… Virus có thể sống vài giờ trên các bề mặt bàn, ghế, đồ chơi, tay… Do đó việc kiểm soát nhiễm khuẩn là vô cùng quan trọng.
    Để tránh lây nhiễm, cần tránh để trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi. Rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt, cần tránh hôn trẻ, tránh đưa trẻ đến nơi đông người và giữ cho môi trường sống của trẻ trong lành, tránh khói bếp, khói thuốc lá.