Giải thích ý nghĩa câu nói: Tiên học lễ, hậu học văn

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Giải thích ý nghĩa câu nói: Tiên học lễ, hậu học văn


    1.jpg
    Trước học lễ nghĩa để làm người tốt, sau mới học văn chương để làm người hiểu biết


    Bài làm 1:
    • Mở bài:
    Khi đi học, dù ở sân trường hay trong lớp học, ta đều thấy xuất hiện một câu thành ngữ Tiên học lễ,hậu học văn”. Trong cuộc sống,đạo đức là thói quen cần rèn luyện để trở thành con người.Một số người bảo học hành là nhất nhưng trước tiên ta cần phải luyện tập thói quen lễ phép trước cả.
    • Thân bài:
    Tiên học lễ, hậu học văn có hai vế song song với nhau, đi đôi với nhau nhằm bổ sung cho nhau,làm cho nội dung câu hoàn thiện hơn.
    Tiên là đầu tiên,là trước. Lễ chính là lễ phép hay còn gọi là đạo đức. Tiên học lễ có ý khuyên ta rằng chúng ta cần phải luyện tập phéo tắt,ứng xử,hành động thế nào cho đúng mực,phù hợp với chuẩn mực xã hội.
    Hậu có nghĩa là sau, văn chính là các bài học văn hoá, các kiến thức học ở nhà trường và từ ngoài xã hội. Hậu học văn có ý khuyên rằng sau khi học được cách ứng xử,phép tắt thì sẽ bắt đầu học các kiến thức,chia sẻ bài học với bạn bè.
    Câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta rằng trước khi ta muốn học hỏi những kiến thức những bài học văn hoá sự sống ta cần phải có thói quen luyện tập đạo đức,lễ phép,hành động với mọi người sao cho phù hợp với lứa tuổi.
    Không có thái độ quý trọng người lớn tuổi,không có sự tôn trọng với người nghèo,những người đã nuôi nấng ta lớn lên dù có học giỏi hay có tài đến đâu thì đều không có ý nghĩa.Người có nhân cách tốt thì xã hội mới quý trọng được.
    Một tấm gương cao cả về đạo đức đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác là một con người vĩ đại,một nhà cách mạnh lớn.Trước khi trở thành người như vậy Bác đã rèn luyện đạo đức cá nhân,tu dưỡng tâm chí.Khi trên những bục khán đài, bác đã nói đã tuyên truyền về đạo đực của mình cho các cán viên cán bộ,đề cao tinh thần khác quan,đạo đức,
    Là học sinh của trường học, ta cần phải rèn luyện đạo đức, phép tắt. Gặp thầy cô người lớn khoanh tay chào đoàng hoàng,không có thái độ cười cợt.Không nói tục chữi thề. Đạo đức là nguồn gốc con người,những việc làm tốt sẽ là thói quen đến khi ta trưởng thành,làm một người có ích cho xã hội.
    • Kết bài:
    Không có gì cao đẹp hơn đạo đức và phẩm hạnh ở con người. Hãy không ngường tu dưỡng đạo đức và văn hoá ứng xử cho bản thân. Đồng thời cũng không ngừng nỗ lực học tập tốt. Chính tri thức sẽ là nguồn sức mạnh giúp ta hoàn thiện bản thân. Có vậy ta mới trưởng thành và có ích cho xã hội.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài làm 2:
    • Mở bài:
    Cha ông ta đã từng dạy rằng phải biết kính trọng lễ nghĩa và để con cháu mình ngày một rèn luyện nhiểu hơn để được đạo lý đó nên cha ông ta mới có câu :”Tiên học lễ Hậu học văn”. Chắc c âu này quá thân thuộc với chúng ta rồi vì mỗi khi chúng ta bước vào ngôi trường ta đang học thì chúng ta đã nhìn thấy dòng chữ này hiện trước mặt chúng ta.
    • Thân bài:
    Câu tục ngữ “Tiên học lễ hậc học văn” lúc nào cững đi song với nhau. Hai câu này giúp bổ sung ý nghĩa cho nhau và làm cho câu hoàn thiện và có nội dung nhất định. Tuy đây chỉ là một câu ngắn gọn thôi nhưng hàm chưa rất nhiều ý nghĩa sâu xa nhằm khuyên răng con người trên đời.
    Tiên học lễ có nghĩa là con người phải học lễ nghĩa đầu tiên trước để rèn luyện bản thân. Còn Hậu học văn có nghĩa là sau khi học lễ nghĩa xong rồi mới học tới văn chương, kiến thức trong cuộc sống để nhắc chúng ta rằng đừng đề cao chuyện học hành hơn lễ nghĩa vì có đạo đức con người mới hoàn hảo được chứ con người có học thứ mà không co đạo đức tốt thì cũng không thể bằng người khác tuy học không giỏi nhưng họ có phẩm chất tốt hơn những người học giỏi. Chúng ta pải biết cư sử với mọi người một cách điềm đạm, lễ độ và phải biết kính trọng mọi người và cha mẹ mình.
    Mọi người phải lấy nó làm nền tảng cho sự khởi đầu của mình và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn chứ nếu không chúng ta chẳng là gì cả.
    Lúc trước, tôi cũng từng đặt việc học lên hàng đầu nhưng tôi lại không biết kính trọng mọi người nên tôi lại suy nghĩa lại những việc mình đã làm và hối hận kính trọng ba mẹ và cư xử lễ độ hơn trước và nhờ vậy mọi người yêu quý tôi hơn và từ đó tôi có động lực để học tập nhiều hơn nữa.
    • Kết bài:
    Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mội người cúng ta, Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người cô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”