Giải tích 12 Chương 1 Bài 1 Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Định nghĩa
    Kí hiệu: K là một khoảng, một đoạn hoặc một nửa khoảng.
    Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định trên K.
    • Hàm số \(y=f(x)\) đồng biến (tăng) trên K nếu \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{x_1},{x_2} \in K}\\ {{x_1} < {x_2}} \end{array}} \right. \Rightarrow f({x_1}) < f({x_2})\).
    • Hàm số \(y=f(x)\) nghịch biến (giảm) trên K nếu \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{x_1},{x_2} \in K}\\ {{x_1} < {x_2}} \end{array}} \right. \Rightarrow f({x_1}) > f({x_2})\).
    2. Điều kiện cần để hàm số đơn điệu
    Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên K:
    • Nếu \(f(x)\) đồng biến trên K thì \(f'(x)\geq 0\) với mọi \(x\in K\).
    • Nếu \(f(x)\) nghịch biến trên K thì \(f'(x)\leq 0\) với mọi \(x\in K\).
    3. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu
    Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên K:
    • Nếu \(f'(x)\geq 0\) với mọi \(x\in K\) và \(f'(x)=0\) chỉ tại một số hữu hạn điểm thuộc K thì \(f(x)\) đồng biến trên K.
    • Nếu \(f'(x)\leq 0\) với mọi \(x\in K\) và \(f'(x)=0\) chỉ tại một số hữu hạn điểm thuộc K thì \(f(x)\) nghịch biến trên K.
    • Nếu \(f'(x)=0\) với mọi \(x\in K\) thì \(f(x)\) là hàm hằng trên K.
    4. Các bước xét tính đơn điệu của hàm số
    • Bước 1: Tìm tập xác định
    • Bước 2: Tính đạo hàm \(f'(x)=0\). Tìm các điểm \(x_i\) (i= 1 , 2 ,..., n) mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không xác định.
    • Bước 3: Sắp xếp các điểm xi theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.
    • Bước 4: Nêu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.
    Bài tập minh họa
    1. Dạng 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
    Ví dụ 1:
    Tìm khoảng đơn điệu của các hàm số sau:
    a) \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3x + 7\)
    b) \(y=x^4-2x^2-1\)
    c) \(y=\frac{x+1}{x-1}\)

    Lời giải:
    a) \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3x + 7\)
    • Xét hàm số: \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3x + 7\)
      • TXĐ: \(D=\mathbb{R}\)
      • \(y'=3x^2-6x+3\)
      • \(y' = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 6x + 3 = 0 \Leftrightarrow x = 1\)
    • Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    • Kết luận: Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)
    b) \(y=x^4-2x^2-1\)
    • Xét hàm số \(y=x^4-2x^2-1\)
      • TXĐ: \(D=\mathbb{R}\)
      • \(y'=4x^3-4x\)
      • \(y' = 0 \Leftrightarrow 4{x^3} - 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - 1\\ x = 1 \end{array} \right.\)
    • Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    • Kết luận:
      • Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - 1;0} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\)
      • Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( {- \infty;-1 } \right)\) và \((0;1).\)
    c) \(y=\frac{x+1}{x-1}\)
    • Xét hàm số \(y=\frac{x+1}{x-1}\).
      • TXĐ: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\)
      • \(y' = \frac{{ - 2}}{{{{(x - 1)}^2}}} > 0,\forall \ne 1\)
    • Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    • Kết luận: Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( { 1;+ \infty } \right)\).
    2. Dạng 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
    Ví dụ 2:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y=x^3+3x^2+mx+m\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

    Lời giải:
    • Xét hàm số \(y=x^3+3x^2+mx+m\)
      • TXĐ: \(D=\mathbb{R}\)
      • \(y' = 3{x^2} + 6x + m\)
    • Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi \(y' \ge 0,\forall x \in\mathbb{R} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \Delta ' \le 0\\ a = 1 > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow 9 - 3m < 0 \Leftrightarrow m \ge 3\).
    • Kết luận: với \(m\geq 3\) thì hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
    Ví dụ 3:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = 2x^3 - 3(2m + 1){x^2} + 6m(m + 1)x + 1\) đồng biến trong khoảng \((2; + \infty )\).

    Lời giải:
    • Xét hàm số \(y = 2x^3 - 3(2m + 1){x^2} + 6m(m + 1)x + 1\).
      • TXĐ: \(D=\mathbb{R}\)
      • \(y' = 6{x^2} - 6(2m + 1)x + 6m(m + 1)\)
      • \(\Delta = {(2m + 1)^2} - 4({m^2} + m) = 1 > 0\)
      • \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = m\\ x = m + 1 \end{array} \right.\)
    • Do \(m
    [​IMG]
    • Hàm số đồng biến trong các khoảng \(( - \infty ;m),\,\,(m + 1; + \infty )\).
    • Kết luận: Do đó hàm số đồng biến trong khoảng \((2; + \infty )\) khi \(m + 1 \le 2 \Leftrightarrow m \le 1.\)
    Theo LTTK Education tổng hợp
     
    nguyen do dang khoa thích bài này.