Giáo án Địa 9 - Chương 3 - VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ - XÃ HỘI
    1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
    - Diện tích: 44.255 km2.
    - Dân số: 8,4 triệu người (năm 2002)
    - Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
    - Phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển.
    - Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    => Ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:
    + Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông -> thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.
    + Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

    2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
    * Thuận lợi:
    Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh -> phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế.
    - Vùng gò, đồi phía tây phát triển lâm nghiệp: Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý như quê, trầm hương, sâm quy, kì nam và các loài chim thú quý.
    - Vùng đất rừng chân núi thuận lợi cho chăn nuôi gia sức lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.
    - Đồng bằng ven biển thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị (bông, vải, mía đường).
    - Biển: có nhiều ngư trường lớn, khoáng sản biển, các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu => phát triển tổng hợp kinh tế biển.
    - Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có thể khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.
    - Khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng => phát triển công nghiệp khai khoáng.
    * Khó khăn:
    - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.
    - Sông: ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.
    - Rừng: đang giảm sút, diện tích rừng che phủ còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

    3. Đặc điểm dân cư, xã hội.
    - Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.
    01.jpg
    - Thuận lợi:
    + Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoaị xâm và thiên tai.
    + Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)
    - Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

    II. KINH TẾ
    1. Tình hình phát triển kinh tế.
    a) Nông nghiệp.

    - Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng.
    + Đàn bò năm 2002 là 1008,6 nghìn con.
    + Ngư nghiệp: chiếm 27,4% thủy sản khai thác của cả nước (2002); các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh
    + Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển; các thương hiệu nổi tiếng: muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
    - Khó khăn:
    + Quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
    + Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.
    => Nguyên nhận: do diện tích đất hẹp, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.
    - Biện pháp:
    + Trồng rừng phòng hộ.
    + Xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và chủ động cấp nước cho sản xuất- sinh hoạt.
    b) Công nghiệp.
    - Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao (từ 5,6% năm 1995 lên 14,7% năm 2002).
    - Cơ cấu ngành bước đầu được hình thành và khá đa dạng:
    + Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
    + Công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...).
    + Thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn là 2 trung tâm cơ khí sửa chữa, lắp ráp.
    c) Dịch vụ.
    - Giao thông vận tải:
    + Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc _ Nam diễn ra sôi động.
    + Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.
    - Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng với nhiều bãi biển nổi tiếng và quần thể di sản văn hóa (bãi biển Non Nước, Nha Trang, Mũi Né..; phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn).

    2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
    - Các trung tâm kinh tế của vùng đều là các thành phố biển, có quy mô vừa và nhỏ: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi.
    - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
    + Bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
    + Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.