Giáo án Hoá 10 - Chương 6 - LƯU HUỲNH

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
    - Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
    - Vị trí: Z = 16, chu kì 3, nhóm VIA
    => Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân

    II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
    01.jpg
    - Là chất bột màu vàng, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.
    - Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sa) và lưu huỳnh đơn tà (Sb).

    III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
    - S có 6e ở lớp ngoài cùng → dễ nhận 2e thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của S yếu hơn so với O.
    Các mức oxi hóa có thể có của S: -2, 0, +4, +6. Ngoài tính oxi hóa, S còn có tính khử.

    1. Tính oxi hóa

    - Tác dụng với hiđro: H2 + S $\xrightarrow{{{350}^{o}}C}$ H2S
    - Tác dụng với kim loại
    + S tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp, hầu hết xảy ra ở nhiệt độ cao).
    Fe + S $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeS
    Hg + S → HgS (phản ứng xảy ra ở ngay nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)
    Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng)
    → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

    2. Tính khử
    - Tác dụng với oxi: S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2
    - Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh: S + 2H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3SO2 + 2H2O

    IV. ỨNG DỤNG
    02.jpg
    + Là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp:
    + 90% dùng để sản xuất H2SO4.
    + 10% để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm nông nghiệp...