Giáo án Lý 10 - Chương 3 - QUY TẮC HỢP LỰC ĐỒNG QUY

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I - QUY TẮC HỢP HAI LỰC ĐỒNG QUY ĐỒNG PHẲNG (CÙNG NẰM TRÊN MẶT PHẲNG)
    1. Trường hợp 1: Hợp hai lực đồng quy, đồng phẳng cùng tác dụng vào một vật rắn

    Phương pháp: Áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy tác dụng vào vật rắn
    01.PNG
    2. Trường hợp 2: Hợp hai lực đồng phẳng, chưa đồng quy
    Phương pháp: Trượt điểm đặt hai lực trên giá của hai lực tác dụng vào vật rắn đến điểm đồng quy, sau đó áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp của hai lực đồng quy tác dụng vào vật rắn.
    02.PNG
    Kết luận:
    - Quy tắc hợp hai lực đồng quy không song song cùng nằm trên mặt phẳng: Trượt hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.
    - Hợp lực của hai lực đồng quy, đồng phẳng tác dụng vào cùng một vật rắn là một lực cùng nằm trong mặt phẳng chứa hai lực đó, có tác dụng giống hệt hai lực thành phần.
    + Véctơ hợp lực: \(\overrightarrow {{F_{12}}} = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)
    + Độ lớn của hợp lực: \({F_{12}} = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)
    với \(\alpha \) là góc hợp bởi giá của hai lực thành phần \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \)

    II - CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN CHỊU TÁC DỤNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
    Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
    - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy
    - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
    \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_3}} \) hay \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \)