Giáo án Lý 12 - Chương 1 - CÁC LOẠI DAO ĐỘNG - BÀI TẬP CÁC LOẠI DAO ĐỘNG

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I- CÁC LOẠI DAO ĐỘNG
    01.png

    II- CÁC DẠNG BÀI TẬP
    1. Dạng 1: Các thông số trong dao động tắt dần

    Phương pháp:
    Một con lắc lò xo dao động tắt dần với biên độ A, hệ số ma sát µ.
    02.PNG
    - Quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại là: $S = \frac{{k{A^2}}}{{2\mu mg}} = \frac{{{\omega ^2}{A^2}}}{{2\mu g}}$
    - Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là: $\frac{{\Delta A}}{A} = \frac{{4\mu mg}}{k} = \frac{{4\mu g}}{{{\omega ^2}}}$
    - Số dao động thực hiện được: $N = \frac{A}{{\Delta A}} = \frac{{Ak}}{{4\mu mg}} = \frac{{{\omega ^2}A}}{{4\mu g}}$
    - Phần trăm cơ năng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần:
    $\frac{{\Delta W}}{{\text{W}}} = \frac{{0,5k\left( {{A^2} - A{'^2}} \right)}}{{0,5k{A^2}}} = \frac{{\left( {A + A'} \right)\left( {A - A'} \right)}}{{{A^2}}} \approx \frac{{2A\Delta A}}{{{A^2}}} = \frac{{2\Delta A}}{A}$
    + Phần trăm biên độ giảm sau n chu kì: ${h_{nA}} = \frac{{A - {A_n}}}{A}$
    +Phần trăm biên độ còn lại sau n chu kì: $\frac{{{A_n}}}{A} = 1 - {h_{nA}}$
    +Phần trăm cơ năng còn lại sau n chu kì: ${h_{nW}} = \frac{{{{\text{W}}_n}}}{{\text{W}}}$
    +Phần trăm cơ năng bị mất (chuyển thành nhiệt) sau n chu kì: $\frac{{{\text{W}} - {{\text{W}}_n}}}{{\text{W}}} = 1 - {h_{n{\text{W}}}}$
    + Phần trăm cơ năng còn lại sau nchu kì: Wn=W.hnW và phần đã bị mất tương ứng: $\Delta {{\text{W}}_n} = \left( {1 - {h_{n{\text{W}}}}} \right){\text{W}}$
    - Thời gian vật dao động đến lúc dừng lại:
    $\Delta t = N.T = \frac{{AkT}}{{4\mu mg}} = \frac{{\pi \omega A}}{{2\mu g}}$ (Nếu coi dao động tắt dần có tính tuần hoàn với chu kỳ $T = \frac{{2\pi }}{\omega }$)
    - Tốc độ trung bình trong cả quá trình dao động là: ${v_{tb}} = \frac{S}{{\Delta t}} = \frac{{\omega A}}{\pi }$

    2. Dạng 2: Điều kiện xảy ra cộng hưởng hay xác định tần số góc khi cộng hưởng dao động.
    Phương pháp:
    w = w0 hay T = T0 hay $f = {f_0} = \frac{{{\omega _0}}}{{2\pi }} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} $