Giáo án Lý 7 - Chương 3 - CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ CỦA ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP, MẮC SONG SONG

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I – ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP
    - Đoạn mạch mắc nối tiếp thì hai dụng cụ đo có 1 điểm chung
    Ví dụ:
    01.PNG
    - Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp:
    + Cường độ dòng điện: \(I = {I_1} = {I_2} = ... = {I_n}\)
    + Hiệu điện thế: \(U = {U_1} + {U_2} + ... + {U_n}\)
    Bài tập ví dụ: Mắc ba bóng đèn nối tiếp nhau vào hiệu điện thế \(12V\). Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn thứ nhất là \(2V\), hiệu điện thế hai đầu bóng đèn thứ hai là \(4V\). Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn thứ 3 có giá trị là bao nhiêu?
    Giải
    Vì mạch điện mắc nối tiếp nên ta có: \(U = {U_1} + {U_2} + {U_3}\)
    Ta suy ra: \({U_3} = U - \left( {{U_1} + {U_2}} \right)\)
    Theo đề bài, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}U = 12V\\{U_1} = 2V\\{U_2} = 4V\end{array} \right. \to {U_3} = 12 - \left( {2 + 4} \right) = 6V\)

    II – ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG
    - Đoạn mạch song song thì hai dụng cụ đo có 2 điểm chung
    Ví dụ:
    02.PNG
    - Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song:
    + Cường độ dòng điện: \(I = {I_1} + {I_2} + ... + {I_n}\)
    + Hiệu điện thế: \(U = {U_1} = {U_2} = ... = {U_n}\)