Giáo án Lý 9 - Chương 1 - ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I - ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ
    Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn
    Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần): \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)
    Trong đó:
    + \(l\): chiều dài dây \(\left( m \right)\)
    + \(S\): tiết diện của dây \(\left( {{m^2}} \right)\)
    + \(\rho \): điện trở suất \(\left( {\Omega m} \right)\)
    + \(R\): điện trở \(\left( \Omega \right)\)

    II - Ý NGHĨA CỦA ĐIỆN TRỞ SUẤT
    - Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện là 1m2.
    - Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
    Một dây dẫn chiều dài \(l\), tiết diện \(S\) có điện trở \(R\). Nếu chập sát n dây trên với nhau, ta sẽ thu được dây dẫn có điện trở \(\dfrac{R}{n}\).

    III - CHÚ Ý
    - Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)
    - Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\)
    - Hai dây dẫn cùng chất liệu: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\)
    - Công thức tính tiết diện của dây theo bán kính (R) và đường kính dây (d):
    \(S = \pi {r^2} = \pi \frac{{{d^2}}}{4}\)
    - Đổi đơn vị:
    \(\begin{array}{*{20}{l}}{1m = 100cm = 1000mm}\\{1mm = {{10}^{ - 1}}cm = {{10}^{ - 3}}m}\\{1m{m^2} = {{10}^{ - 2}}c{m^2} = {{10}^{ - 6}}{m^2}}\end{array}\)