Giáo án Sinh 7 - Chương 1 - TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong khoảng 40 nghìn loài động vật nguyên sinh đã biết, thì khoảng một phần năm sống kí sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người như: trùng kiết lị và trùng sốt rét.

    I. TRÙNG KIẾT LỊ
    1. Nơi sống và cấu tạo:

    + Sống kí sinh ở thành ruột người.
    + Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.
    + Không có không bào.

    2. Dinh dưỡng và phát triển
    - Dinh dưỡng: Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.
    01.png
    - Phát triển: Ngoài môi trường, trùng kiết lị có hiện tượng kết bào xác nằm trong lớp màng bọc

    3. Con đường truyền bệnh
    + Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa người → ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác → gây ra các vết lở loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.
    + Triệu chứng: bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi → bệnh kiết lị.
    + Biện pháp phòng chống: ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.

    II. TRÙNG SỐT RÉT
    1. Nơi sống và cấu tạo

    + Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen.
    02.png
    + Kích thước nhỏ.
    + Cơ thể không có cơ quan di chuyển.
    + Không có các không bào.

    2. Dinh dưỡng và phát triển
    - Dinh dưỡng:
    + Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.
    + Thực hiện quan màng tế bào.
    - Vòng đời phát triển
    03.png

    • Trùng sốt rét có trong muỗi Anophen truyền vào hồng cầu trong máu người.
    • Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
    • Chúng phá vỡ hồng cầu để chiu ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới hồng cầu mới.

    3. Biện pháp phòng tránh
    + Mắc màn khi đi ngủ.
    + Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.

    III. SO SÁNH TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
    04.PNG