Giáo án Sinh 7 - Chương 6 - ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. CÁC NHÓM CHIM
    - Hiện nay, lớp chim được biết đến với khoảng 9600 loài, được xếp vào 27 bộ.
    - Ở Việt Nam, phát hiện 830 loài.
    - Lớp chim được chia thành 3 nhóm: nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.

    1. Nhóm Chim chạy

    - Đời sống: chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạch khô nóng.
    - Đặc điểm cấu tạo: cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.
    - Đa dạng: bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Đại Dương.
    01.png
    2. Nhóm Chim bơi
    - Đời sống: chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi cao với đời sống bơi lội trong nước.
    - Đặc điểm cấu tạo:
    + Cánh dài, khỏe.
    + Có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước.
    + Chim có dáng đứng thẳng.
    + Chân ngắn, 4 ngón và có màng bơi.
    - Đa dạng: bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu.
    02.jpg

    3. Nhóm Chim bay
    - Đời sống: gồm hầu hết những loài chim hiện nay, là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau.
    + Thích nghi với đời sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú)…
    - Đặc điểm cấu tạo: cánh phát triển, chân có 4 ngón.
    - Đại diện: chim bồ câu, chim én …
    - Nhóm chim bay chia làm 4 bộ: bộ Gà, bộ Ngỗng, bộ Chim ưng và bộ Cú.
    + Đặc điểm cấu tạo ngoài của mỗi bộ chim bay thích nghi với đời sống của chúng.
    03.JPG

    II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
    - Chim là động vật có xương sống
    - Mình có lông vũ bao phủ
    - Chi trước biến đổi thành cánh
    - Có mỏ sừng
    - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
    - Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
    - Là động vật hằng nhiệt

    III. VAI TRÒ CỦA CHIM
    - Lợi ích:
    + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
    + Cung cấp thực phẩm
    + Làm đồ trang trí, làm cảnh
    + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch
    + Phát tán cây rừng, thụ phấn cho hoa
    - Tác hại:
    + Hại nông nghiệp: ăn quả, hạt, ăn cá (chim bói cá)
    + Là vật trung gian truyền bệnh.