Giáo án Sử 10 - Chương 2 - PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (CUỐI THẾ KỶ XVIII)
    - Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp.
    - Năm 1744, Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.
    - Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
    - Năm 1786 – 1788, nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

    II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII
    1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

    - Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.
    - Cuối năm 1784, chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.
    - Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
    Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.
    01.png

    2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
    Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).
    - Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.
    02.png
    - Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta => lực lượng quân Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa rồi cho người và Phú Xuân (Huế) cấp báo.
    - Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
    - Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân.
    - Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.
    Đánh cho để dài tóc
    Đánh cho để đen răng
    Đánh cho nó chích luân bất phản
    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ

    (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).
    => Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn

    - Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
    - Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
    Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:
    - Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.
    - Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

    III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN
    - Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức). Vương triều Tây Sơn thành lập.
    - Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
    - Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
    - Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).
    - Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
    - Năm 1792, Quang Trung qua đời.
    - Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.