Giáo án Sử 10 - Chương 3 - TIẾN TRÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
    Bản đồ phong trào nhân dân Pháp
    1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
    - Ngày 5/5/1789, Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.
    - Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và phá ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế, mở đầu cho cách mạng Pháp.
    01.png
    - Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn) – “cách mạng đô thị”, chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập, được gọi là phái Lập hiến.
    - Quốc hội lập hiến đã:
    + Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
    Những điểm chỉnh của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền:
    - Tuyên ngôn bao gồm 17 điều, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người và khẳng định chủ quyền của nhân dân.
    - Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
    - Nội dung cơ bản thấm nhuần tư tưởng cách mạng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân Pháp.
    + Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
    / bãi bỏ quy chế phường hội.
    / cho phép tự do buôn bán.
    / tổ chức hành chính theo quy chế mới (cả nước chia thành 83 quận với cơ cấu tổ chức thống nhất, xóa bỏ thuế quan nội địa).
    + Tháng 9 – 1791, thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).
    - Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).
    - Tháng 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.
    - Ngày 11/7/1792. Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước
    => Cách mạng Pháp phát triển sang giai đoạn mới.

    2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:
    - Ngày 10/8/1792, quần chúng Pa-ri được sự hỗ trợ của các địa phương đã nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.
    - Ngày 21/9/1792, Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
    - Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.
    + Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.
    + Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
    - Ngày 31/5/1793, quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6/1793).

    3. Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng
    - Hoàn cảnh: Phái Giacôbanh lên nắm chính quyền gặp lúc đất nước hết sức khó khăn.
    + Trong nước: bọn phản cách mạng luôn quấy rối, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.
    + Ngoài mặt trận: sự thất bại của nước Pháp tạo đà cho quân đồng minh phong kiến vượt qua biên giới, quyết tâm “bóp chết” nền cộng hòa.
    - Chính sách/ Biện pháp của Giacôbanh:
    + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân => động viên họ tham gia chống thù trong, giặc ngoài.
    + Thông qua Hiến pháp mới (6-1793), mở rộng tự do dân chủ.
    + Ngày 23-8-1793, Ban hành lệnh “Tổng động viên” huy động sức mạnh toàn dân chống thù trong, giặc ngoài.
    + Xóa nạn đầu cơ tích trữ.
    + Ban hành luật giá tối đa với lương thực, thực phẩm.
    + Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.
    - Kết quả:
    + Nổi loạn bị dập tắt.
    + Thắng lợi trong liên minh chống phong kiến ở châu Âu => Đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
    - Ngày 27/7/1794, phái tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính => Cách mạng thoái trào.

    4. Thời kì thoái trào
    - Phái Técmiđo lên nắm chính quyền đã có những việc làm:
    + Thành lập nền Đốc chính.
    + Luật giá tối đa bị bãi bỏ.
    + Khủng bố những người cách mạng.
    + Thủ tiêu cách quyền tự do dân chủ.
    - Hậu quả:
    + Các thế lực phong kiến ngóc đầu dậy, âm mưu nổi loạn đòi phục hồi dòng Buốc – bông.
    + Nước Pháp bị xáo trộn và gặp khó khăn.
    + Ngày 9/11/1799, Na-pô-lê-ông Pô-na-pác làm cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự.
    + Năm 1815 chế độ quân chủ lại được phục hồi ở Pháp.

    III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
    1. Đối với nước Pháp.

    - Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
    - Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
    - Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

    2. Đối với thế giới
    - Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của CNTB ở những nước tiên tiến Âu – Mĩ.
    - Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

    CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP LÀ CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TRIỆT ĐỂ NHẤT
    - Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
    - Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
    - Là cuộc cách mạng triệt để nhất, xứng đáng là một cuộc đại cách mạng cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thế giới chống lại chế độ phong kiến và thực dân.